- 5 năm trước, Trường MN Lương Thịnh chỉ là nhà tranh vách nứa xập xệ. Nay, cô và trò được học tập trong cơ sở kiên cố với trang thiết bị, đồ dùng học tập khá đầy đủ...Hiệu trưởng Mai Thị Hải Yến xúc động “đây đúng là giấc mơ có thật”.

{keywords}

Điểm trường chính với 4 lớp học kiên cố của Trường MN Lương Thịnh, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, Yên Bái.

Đứng dưới hiên ngôi trường cấp bốn kiên cố với 4 phòng học khang trang, hiệu trưởng Hải Yến cười chia sẻ: “Cách đây khoảng 5 năm trường còn nghèo nàn với 2 lớp học tranh tre nứa lá do phụ huynh đóng góp, xây dựng.

Nhờ có sự giúp đỡ của báo chí, trường được một công ty ủng hộ 300 triệu đồng. Với số tiền đó, từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2008 chúng tôi đã xây dựng được ngôi trường như ngày hôm nay.

Điều đó như một giấc mơ. Bây giờ mọi người nhìn bình thường thế này nhưng thời điểm ấy với phụ huynh và giáo viên chúng tôi đều rất xúc động. Phụ huynh từ ngại ngần, không muốn gửi con đến trường giờ đã hoàn toàn yên tâm giao các cháu cho cô....”

{keywords}

Trường lớp khang trang, thoáng mát khiến phụ huynh yên tâm gửi con tới học bán trú cho các cô giáo.

Tới đây, một phòng học cấp 4 với diện tích 45m2 sẽ được xây dựng nhờ tấm lòng của bà con và các nhà hảo tâm. Dự kiến khoảng đầu tháng 11/2013 phòng học sẽ đi vào phục vụ cho thêm hơn 30 trẻ 5 tuổi trên địa bàn xã.

Nằm ở huyện vùng núi với diện tích hơn 7000ha, 18 thôn bản, 6 dân tộc (Kinh, Dao, Mông, Tày, Mường, Thái) cùng sinh sống cộng thêm đường đi lại nhiều trở ngại nên Trường MN Lương Thịnh hiện có 6 điểm trường nằm rải rác tại các thôn bản.

Nhờ chính sách hỗ trợ 120.000 đồng/tháng của Nhà nước để trẻ duy trì bữa ăn trưa tại trường, mỗi tháng với 22 buổi học và 10.000 đồng/ngày, mỗi phụ huynh chỉ phải đóng thêm 100.000 đồng để con được học bán trú tại trường.

Với 13 lớp bán trú, 354 cháu hiện trường đã tổ chức nấu ăn cho 11 lớp với 306 cháu. Số trẻ ở 2 lớp thuộc địa bàn khó khăn, xa xôi là Lương Tàm và Lương Thiện do cơ sở vật chất chưa có nơi nấu cơm nên 48 trẻ vẫn phải mang cặp lồng đến trường....

{keywords}

Bé được các cô chăm sóc chu đáo trong khi bố mẹ vất vả trên nương.

Trước những cố gắng của cả cô trò và phụ huynh, kết thúc năm 2012-2013 tỷ lệ huy động trẻ từ 3-5 tuổi tới lớp của trường đạt 95,2%, 100% trẻ 5 tuổi ra lớp (98 trẻ)...

Ở 2 thôn đặc biệt khó khăn là Lương Tàm và Lương Thiện, giáo viên dạy tại đây được thêm 70% lương thu hút theo quy định của Chính phủ. Bà Yến cho biết: "Trường cũng không để giáo viên đứng lớp ở đây từ 3-5 như quy định mà linh hoạt điều chuyển giáo viên để các cô có thể cải thiện cuộc sống."

Một số hình ảnh ghi từ ngôi trường "trong mơ":

{keywords}

Với nhiều chính sách, đặc biệt là việc hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ ở bán trú đã tạo điều kiện không nhỏ để những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn yên tâm gửi con ở lại lớp qua trưa.

{keywords}

Nụ cười hồn nhiên của các bé.

{keywords}

Đồ dùng sinh hoạt của các bé được vệ sinh sạch sẽ.

{keywords}

Phụ huynh giúp nhà trường công lao động làm đường tới trường, làm sân trường, làm đồ chơi hay đơn giản như đóng giá để dép cho trẻ khi đến lớp.

{keywords}

Cặp sách của trẻ được treo ngăn nắp.

{keywords}

Nhờ nguồn của doanh nghiệp, một phần của phụ huynh và nhà trường tiết kiệm chi tiêu nên trường đã có khu vui chơi khá khang trang với mái che cho trẻ.

{keywords}

Bếp ăn của trường với củi đun được cha mẹ trẻ hỗ trợ 100%.

{keywords}

Khu bếp ăn khá gọn gàng, sạch sẽ.

{keywords}

Mỗi tháng trường cố gắng thuê người cấp dưỡng lo chăm sóc bữa ăn cho trẻ với số tiền trả 1,2 triệu đồng/tháng.

  •  Văn Chung