Trong những ngày nắng nóng, người bệnh tim dễ mệt. Theo phản ứng của cơ thể để tự làm mát, tim phải đập nhanh hơn và làm việc nhiều hơn để cung cấp máu đến bề mặt da, giúp hỗ trợ việc điều tiết mồ hôi, làm mát cơ thể.

Theo đó, khi nhiệt độ tăng cao quá có thể tăng thêm gánh nặng cho trái tim và cả hệ tuần hoàn.

Tình trạng mất nước, cùng với việc trái tim phải hoạt động quá sức sẽ gây ra mệt mỏi, thậm chí có thể gây tình trạng sốc nhiệt. Nguy cơ này càng cao hơn đối với những người mắc các bệnh về tim mạch.

{keywords}
Ảnh minh họa

Các chuyên gia tim mạch khuyên người bệnh tim cần thực hiện những việc như sau:

Đối với người bệnh tim, phải sử dụng đầy đủ các loại thuốc điều trị bệnh tim mạch để phòng ngừa việc bệnh triến triển xấu đi. Khi gặp tình trạng mệt mỏi kéo dài, kèm theo chứng khó thở, phù, tim đập nhanh, đau tức ngực… phải đến bệnh viện khám ngay để được điều trị kịp thời.

Khi môi trường có nhiệt độ trên 35 độ C, nếu người bệnh tim phải đi ra ngoài thì cần dùng ô che nắng và không nên ở ngoài trời nắng lâu quá, đặc biệt vào lúc giữa trưa và đầu giờ chiều (từ 10 giờ đến 15 giờ) để tránh bị sốc nhiệt.

Trường hợp gặp phải các triệu chứng sốc nhiệt như: sốt cao, da khô nóng mà không thấy đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn và lơ mơ (mất tri giác), bất tỉnh… thì cần phải gọi ngay người giúp đỡ, cần làm mát cho cơ thể ngay lập tức như vào chỗ mát, uống nước mát, lấy khăn lạnh lau người, nhằm hạ thân nhiệt, sau đó đưa bệnh nhân đến cấp cứu ở bệnh viện.

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp: uống nhiều nước trà, tốt nhất là uống nước trà xanh; ăn nhiều hoa quả mát như dưa hấu, thanh long, nho, đu đủ…sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc giải nhiệt. Những ngày nóng, nên uống từ 8-10 cốc (2-2,5 lít) nước đun sôi ấm hoặc nước trà.

Một vài nghiên cứu cho biết: bệnh tim thường xảy ra vào buổi sáng sớm, do ban đêm cơ thể bị thiếu nước. Vì vậy, trong đêm khi tỉnh dậy, bệnh nhân nên uống một cốc nước ấm, giúp cho máu điều hòa lượng nước, có lợi cho việc phòng chống tai biến mạch máu.

Người bệnh tim phải ăn uống điều độ, ăn những thức ăn thanh đạm, ăn nhiều rau củ quả và các loại đỗ giàu chất kali và canxi.

Ăn những loại thịt động vật và các thức ăn giàu chất protein nhưng lại ít mỡ, nên ăn uống đúng giờ.

Bệnh nhân tim không nên lao động hay vận động quá sức, để tránh xảy ra tai biến mạch máu não, hoặc do ra quá nhiều mồ hôi không bổ sung nước kịp thời, dẫn đến bị tắc mạch máu…

Việc ngủ trưa đối với người bệnh tim rất quan trọng vì có thể giảm được tai biến nặng. Bạn chỉ cần nghỉ trưa khoảng 30 phút, là có thể giảm được 30% tỷ lệ xảy ra tai biến bệnh tim mạch.

Do nóng bức nên người bệnh thường đi ngủ muộn, vì vậy, buổi sáng không nên dậy quá sớm để đảm bảo ngủ đủ giấc (từ 7-8 giờ).

Nếu bạn sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, thì nhiệt độ trong phòng không nên quá thấp, tốt nhất là khoảng 2530 độ C.

Đau cổ, tê tay, phụ nữ dè chừng bệnh tim

Đau cổ, tê tay, phụ nữ dè chừng bệnh tim

Đau tim là một trong những nguyên nhân chính gây ra tỉ lệ tử vong lớn nhất hiện nay. Thật không may, người ta thường bỏ qua các triệu chứng sớm của bệnh.

Vỡ òa niềm vui ngày bé gái nặng 850 gr mắc bệnh tim xuất viện

Vỡ òa niềm vui ngày bé gái nặng 850 gr mắc bệnh tim xuất viện

Một tháng sau ca phẫu thuật tim phức tạp, bé gái sinh non khi mới 31 tuần tuổi chỉ nặng 850 gr đã có sự phục hồi kỳ diệu.

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim

Nhiều thói quen không lành mạnh khác nhau khiến cho bệnh tim ngày càng phổ biến. 

Phụ nữ thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn

Phụ nữ thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn

Kết quả nghiên cứu mới cho thấy phụ nữ có nền tảng kinh tế xã hội thấp có nguy cơ bị đau tim cao hơn 25% so với nam giới trong điều kiện tương tự.

7 thực phẩm chống ung thư và bệnh tim tốt nhất

7 thực phẩm chống ung thư và bệnh tim tốt nhất

Hãy bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày của bạn để hỗ trợ cơ thể phòng ngừa ung thư và bệnh tim.

 

Theo Đời sống và Sức khỏe