Khi Nhật Bản trải qua một đợt động đất mạnh vào tuần qua, một số người Trung Quốc đã tổ chức ‘ăn mừng’.

Hàng chục người thiệt mạng, 200.000 người mất nhà cửa sau nhiều trận động đất hôm 16/4 vừa qua tại Nhật Bản. Phản ứng trước mất mát này, hai công ty của Trung Quốc đã tranh thủ giảm giá, ưu đãi cho khách hàng nhân thảm họa tại Nhật.

{keywords}
Sau trận động đất tại Nhật tuần qua, nhà hàng Trung Quốc treo băng rôn ghi: "Nhiệt liệt chúc mừng động đất Nhật Bản, buổi tối đến dùng bữa tại nhà hàng được tặng 1 thùng bia".

Một nhà hàng Trung Quốc còn treo băng rôn: “Nhiệt liệt chúc mừng động đất tại Nhật Bản. Tối nay, ai ghé cửa hàng sẽ được một thùng bia miễn phí”. Mức độ ưu đãi dành cho khách hàng tăng theo cường độ động đất tại Nhật.

Nhiều người cho rằng, tâm lý chống Nhật từ Thế chiến II, cùng với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đã tạo nên làn sóng căm ghét người Nhật trong một số người Trung Quốc hiện nay.

Khi vấn đề quá khứ chưa được giải quyết triệt để, tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh và Tokyo càng khiến cho quan hệ ngoại giao song phương và cách người dân nhìn nhận về đối phương xấu đi trầm trọng.

Thực tế trên, cùng với nhiều sự việc khác đang diễn tiến, một lần nữa cho thấy giữa nhiều quốc gia châu Á vẫn tồn tại nhiều khúc mắc lịch sử không thể giải quyết. Và đây là một điểm rất khác biệt giữa châu Á và châu Âu trong cách ứng xử với quá khứ.

Trong khi nhiều quốc gia ở châu Âu có thể khép lại chuỗi lịch sử đẫm máu để cùng hướng tới phát triển thành một khối thống nhất, thì quan hệ của nhiều nước châu Á vẫn chỉ dừng lại ở mức ‘bằng mặt, không bằng lòng’.

Trong một tiểu luận, tờ tạp chí Economist có đề cập một thực tế là, tại châu Á, những nỗi oán hận rất khó nguôi ngoai.

{keywords}
Nghiên cứu của hãng Pew về mức độ yêu/ghét giữa các nước châu Á. (Ảnh: Economist)

Tạp chí Nghiên cứu Pew về cảm tưởng của người dân ở các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng xác nhận nhận định này.

Những mối hận thù trong lịch sử đã tô điểm cho các cách nhìn tại Đông Á, đặc biệt (ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) là về các quốc gia khác.

Bảy mươi năm sau khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến II và chấm dứt thời kỳ chiếm đóng phần lớn Trung Quốc, rất ít người Trung Quốc nhìn Nhật Bản theo hướng thiện chí.

Tương tự, do Trung Quốc ngày càng cứng trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, số người Nhật có cái nhìn tích cực với Trung Quốc cũng giảm xuống mức tương đương.

Chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, đồng thời kết thúc thời kỳ Nhật thống trị Hàn Quốc. Rất nhiều người Hàn Quốc, cũng như người Trung Quốc, vẫn tin rằng Nhật không xin lỗi tương xứng với quá khứ đô hộ và quân phiệt của họ.

Ngày nay, chỉ có 25% người Hàn Quốc nhìn về Nhật Bản một cách thiện chí.

Ở những nơi khác, dù nhiều quốc gia từng bị Nhật đô hộ, nhưng họ vẫn có cái nhìn tích cực về Nhật. Chẳng hạn như ở Malaysia, cũng từng bị Nhật chiếm đóng trong chiến tranh, 84% số người được hỏi có thiện cảm với Nhật.

Tương tự như Đông Nam Á, cả Ấn Độ và Pakistan đều thiện chí với Nhật (trong khi Ấn Độ và Pakistan vẫn đầy hiềm khích với nhau).

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn rất được lòng người ở quốc gia ‘bạn bè trong mọi hoàn cảnh’ là Pakistan. Nhưng ở những quốc gia khác, đặc biệt là có chung biên giới trên biển Đông, lại cảm thấy lo ngại về Trung Quốc.

Họ cảm thấy hoảng hốt trước những hoạt động xây dựng của Trung Quốc ngoài biển Đông, biến các bãi cạn và đá thành đảo nhân tạo, có thể phục vụ cho mục đích quân sự. Khi được hỏi về các tuyên bố chủ quyền chồng lấn của Trung Quốc ở biển Đông, đa số người dân ở Philippines và Việt Nam đều ‘cảm thấy rất lo ngại’.

Phần đông người dân Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc – những nước có bất đồng với Trung Quốc về chủ quyền – cũng cảm thấy lo lắng như vậy.

Trong nghiên cứu của hãng Pew cũng cho thấy, quốc gia có cảm tình với Ấn Độ nhất là Việt Nam (66%), Hàn Quốc (64%), Nhật Bản (63%), Australia (58%), Indonesia (51%), Philippines (48%), Malaysia (45%), Trung Quốc (24%) và Pakistan (16%).

Về phía Trung Quốc, quốc gia có cảm tình nhất với Bắc Kinh là Pakistan (82%), Malaysia (78%), Indonesia (63%), Hàn Quốc (61%), Australia (57%), Philippines (54%); mức độ thiện cảm giảm dần ở Ấn Độ (41%), Việt Nam (19%) và Nhật Bản (9%).

Lê Thu

Bí ẩn trong nhà máy được bảo mật hàng đầu ở TQ

Đứng xếp hàng ngay ngắn như trong quân ngũ, hàng trăm nhân viên đợi để làm ra những chiếc iPhone tại một trong những nhà máy bí mật nhất của Apple.

Lắp đèn giao thông dưới đất cho dân nghiền điện thoại

Các nhà chức trách tại một thị trấn nhỏ ở Đức đã lắp đặt hệ thống đèn giao thông dưới vỉa hè để giúp những khách bộ hành đang dán mắt vào điện thoại chú ý hơn khi sang đường.

Uống chung nước giếng, cả làng sinh đôi

Một ngôi làng nhỏ ở Fanshang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc còn được mệnh danh là "làng sinh đôi" với tỷ lệ song sinh cao gấp 12 lần so với mức trung bình trên thế giới.