XEM CLIP:

 

{keywords}
Khởi xướng là bà Nguyễn Thị Loan (60 tuổi, quê Nghệ An) hiện đang sinh sống tại phường Phú Hữu, quận 9
{keywords}
Bà Loan cho biết, những ngày qua, các tỉnh miền Trung đang vật lộn với lũ dữ chưa từng có. Chứng kiến cảnh những ngôi nhà chìm trong biển nước, nhiều người dân phải leo lên những mái nhà để chờ cứu hộ, nhiều người bị đói. "Nguy hiểm đến tính mạng đã đành, người dân còn chịu cảnh đói rét nên tôi lên ý tưởng gói bánh chưng và kêu gọi mọi người chung sức”- bà Loan chia sẻ

 

{keywords}
Căn nhà của bà Loan nằm trong một khu dân cư, phía trước ngôi nhà dựng một chiếc rạp dài 30m đủ cho hơn 50 người ngồi làm việc. Ba ngày qua, từ ngoài cổng vào trong nhà, không khí tất bật, khẩn trương với tinh thần sẻ chia "tất cả vì miền Trung ruột thịt"
{keywords}
Người vo nếp, người rửa lá, thái thịt, người gói bánh, nấu bánh. Ai nấy đều cố gắng hết sức gói thật nhiều chiếc bánh chưng, bánh tét để sớm chuyển đến tay người dân vùng lũ
{keywords}
Chị Lê Huyền Trang (con gái bà Loan) cho biết, lúc đầu mẹ chị dự tính làm 500 chiếc bánh chưng. Nhưng khi kêu gọi trên mạng xã hội thì rất nhiều người gọi điện, nhắn tin muốn chung sức mang lá, nếp, thịt heo, đậu xanh… đến và đến gói cùng
{keywords}
Theo chị Trang, bánh chưng, bánh tét là thực phẩm dễ ăn, no lâu, cũng dễ vận chuyển. Bánh sau khi nấu chín sẽ được rửa qua nước sạch, để khô ráo rồi cho vào túi nilon và hút chân không nhằm giúp bánh giữ được lâu hơn
{keywords}
Bánh được gói bằng lá dong, lá chuối xen lẫn. Nhân được làm bằng đậu xanh vo sạch, thịt heo đảm bảo chất lượng, vệ sinh
{keywords}
Mọi người đến gói bánh không hề quen biết nhau
{keywords}
Ai cũng hăng say làm việc, gói những chiếc bánh bằng cái tâm, tình cảm chân thành để hướng về đồng bào miền Trung đang vật lộn với lũ dữ

 

{keywords}
 

 

{keywords}
Bánh sau khi gói xong sẽ được đưa đi nấu. Công đoạn này mất khá nhiều thời gian
{keywords}

Những nồi bánh chất đầy nghĩa tình của người Sài Gòn gửi gắm đồng bào 'miền Trung ruột thịt'

 

{keywords}
Bà Loan cho biết sau ba ngày với sự hỗ trợ của hàng trăm bà con, số lượng bánh đã gói đạt con số 5.000 cái. Ngày mai, con trai bà sẽ chuyển số bánh này ra miền Trung gửi tặng người dân. Sau khi hết lũ lụt, gia đình cùng mọi người sẽ ủng hộ thêm mì gói, gạo, áo quần cho người dân vùng lũ.

 

Người dân Ninh Thuận nấu bánh tét cứu trợ đồng bào vùng lũ
Từ sáng 19/10, gần 100 người dân ở Ninh Thuận cũng chung tay nấu bánh tét, gủi về các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Quảng Bình để cứu trợ bà con vùng lũ. Đến chiều 20/10, đã có 2.500 đòn bánh được nấu chín, đóng thùng cẩn thận gửi đi.
Người khởi xướng hành động nhân ái này là anh Phạm Văn Cường – chủ cơ sở bán rượu, mật nho ở xã Thành Hải, TP. Phan Rang – Tháp Chàm. Tất cả nguyên liệu làm số bánh tét nói trên được anh Cường bỏ tiền túi để mua. Hưởng ứng lời kêu gọi của anh Cường, gần 100 người thuộc các tổ chức thiện nguyện trong tỉnh đã đến chung tay làm bánh. Tất cả các lò nấu mật nho của gia đình được anh Cường tạm dừng để trưng dụng nấu bánh.
“Hình ảnh bà con miền Trung bị đói, rét trong lũ, mình thấy tội quá. Thôi thì trong khả năng giúp được gì cho đồng bào mình thì giúp. Sau khi chuyển số bánh này cho bà con, mình sẽ tính tiếp...” anh Cường tâm sự.  (Lê Trường)

 

Vùng lũ miền Trung đang cần cứu trợ cái gì?

Vùng lũ miền Trung đang cần cứu trợ cái gì?

Những ngày qua, nhóm PV VietNamNet đã có mặt tại các vùng tâm lũ Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và TT-Huế để ghi nhận tình hình lũ lụt và công tác ứng phó, cứu trợ.

Như Sỹ