Suốt 20 năm qua, cây vải thiều đã trở thành niềm tự hào đối với mỗi người dân huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Là cây không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn giúp người dân làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương…
Theo Sở Công thương Bắc Giang, đến nay tổng sản lượng vải thiều đã tiêu thụ đạt khoảng hơn 35.000 tấn.
Năm 2005, vải thiều Lục Ngạn đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp văn bằng bảo vệ độc quyền sở hữu công nghệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tập thể "Vải thiều Lục Ngạn”. Chỉ sau một năm, nhãn hiệu này được bình chọn là thương hiệu nổi tiếng tại Hội chợ Quốc tế thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Tháng 6- 2008, vải thiều Lục Ngạn được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là cơ sở pháp lý lâu dài, góp phần làm tăng giá trị cho vải thiều Lục Ngạn.
Cũng từ khi ấy, nâng cao chất lượng quả vải thiều được các cấp chính quyền và người dân địa phương quan tâm hơn. Nhiều hợp tác xã sản xuất vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP được thành lập, đi vào hoạt động hiệu quả. Thực tế, việc đẩy mạnh sản xuất vải thiều sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất (nhờ sử dụng lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khoa học), nâng cao giá trị quả vải, mà còn bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng và sức khỏe của chính người sản xuất. Nhờ thế, ngày 17 – 5 vừa qua, sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trong nước.
Những năm gần đây, không chỉ người dân các xã vùng thấp quan tâm đến thâm canh, nâng cao chất lượng quả vải thiều mà bà con đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng cao như: Tân Sơn, Hộ Đáp, Cấm Sơn… cũng áp dụng thành công tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc vải thiều. Theo đó, chất lượng quả được nâng lên rõ rệt: Quả to đều, chín đỏ đẹp, thơm ngon nên thị trường tiêu thụ ở vùng cao đã trở nên nhộn nhịp không kém vùng thấp. Nhờ thế người dân bán sản phẩm vải thiều thuận lợi và được giá.
Điển hình tại xã Tân Sơn, trước kia bà con muốn bán được quả vải phải vận chuyển hơn 30 km xuống thị trấn Chũ. Nhưng ba năm gần đây, nhờ chất lượng quả vải được nâng cao nên nhiều tiểu thương về tận vườn thu mua. Số hộ trồng vải có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm ngày một nhiều. Tiêu biểu như gia đình ông Lường Văn May, ở làng Hả, xã Tân Sơn với 200 cây vải cho thu hoạch, mỗi năm gia đình ông thu hơn chục tấn quả.
Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa vải chín, khách thăm có thể trải nghiệm những đồi vải ngút ngàn tầm mắt, tự tay hái và thưởng thức trái vải chín đỏ, căng mọng tươi ngon tại vườn, cùng các nhà vườn thu hoạch vải hay khung cảnh bà con nông dân chở vải thiều chín bán trên các ngả đường từ tờ mờ sáng.
Thôn Cầu Đền (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) hiện có khoảng 50ha trồng vải thiều.
Khoảng 1 tháng gần đây, người dân bắt đầu tập trung thu hoạch vải chính vụ
Từ giữa tháng 6, vải đã chín rộ khắp cánh đồng. Để đảm bảo chất lượng, chị Loan thuê thêm 3 nhân công hái, tuốt lá và cắt cuống, chi phí mỗi ngày hết khoảng 1 triệu đồng.
Cách nhà chị Loan khoảng 200m, gia đình chị Vi Thị Tuyết cũng dậy từ tờ mờ sáng làm việc. “Trung bình mỗi ngày tôi thu hoạch khoảng 2-3 tạ vải. Nếu thu hoạch và bán từ sớm sẽ được giá, chứ sau 6h mới đem bán thì các tiểu thương sẽ ép giá xuống thấp”, chị nói.
Vải được buộc theo từng chùm, mỗi chùm 3-4kg. Giá bán 7.000-20.000 đồng/kg, có thể biến động theo từng giờ.
"Gia đình tôi có 100 gốc vải, dự kiến năm nay cho thu hoạch khoảng 2-3 tấn", bà Bảo (60 tuổi) chia sẻ.
“Được mùa nhưng giá thấp nên cũng không ăn thua. Để giá vải cao hơn 2-3 nghìn tôi phải chấp nhận dậy từ sớm”, anh Ngô Văn Mão, nói.
Vải từ trên cây khi hái xuống được người dân chọn lọc, bỏ lá và cuống.
Huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) có 3 loại vải, trong đó vải U Hồng và Thanh Hà thu hoạch sớm trước một tháng, còn vải thiều để sau cùng. Vỏ quả vải thiều có gai sần, hạt nhỏ, cùi dày và ngọt hơn các loại khác.
4h sáng, anh Tuấn chở chuyến xe đầu tiên ra chợ để bán. Trung bình một ngày anh chở 2 chuyến (khoảng 3 tạ vải).