Trong những tuần đầu sau khi sinh con trai, Sippel, sống ở bang Ohio (Mỹ) thấy ngứa ran ở cánh tay trái. Vài tháng sau, cô đột ngột bị ngã. "Toàn bộ cơ thể tôi đổ rầm xuống", cô nhớ lại. 

Cô không thể di chuyển hoặc nâng mình lên khỏi mặt đất trong khoảng 30 giây. Cô tự trấn an: “Có lẽ mình đang mệt mỏi, căng thẳng hoặc kiểu như vậy”. 

Nhưng ngày hôm sau, sự cố lại xảy ra khi cô và gia đình đang ngồi trên xe. Lần này, nửa người bên trái của Sippel bị liệt hoàn toàn và cô không thể nói, không thể cử động miệng. 

Kate Sippel cùng chồng và con trai

Đi tìm câu trả lời 

Chồng của Sippel nhận ra cô có khả năng bị đột quỵ. Nhưng các xét nghiệm tại bệnh viện không cho thấy dấu hiệu rõ ràng của một cơn đột quỵ, các bác sĩ cho rằng các triệu chứng của Sippel do căng thẳng.

Tuy nhiên, người phụ nữ này từng trải qua áp lực căng thẳng hơn nhiều mà không xảy ra tình trạng trên. Bởi vậy, hai vợ chồng tiếp tục đi tìm câu trả lời khác. Bác sĩ của Sippel đề nghị cô tới gặp một nhà thần kinh học.

Bác sĩ thần kinh đã yêu cầu Sippel tiến hành chụp cộng hưởng từ khẩn cấp. Cô được chẩn đoán mắc bệnh Moyamoya, rối loạn mạch máu tiến triển hiếm gặp. Khi đó, động mạch cảnh trong hộp sọ bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp, làm giảm lưu lượng máu đến não, dẫn đến các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hay còn gọi là đột quỵ mini, đột quỵ nhỏ. 

Mỗi ngày, Sippel trải qua 10-15 cơn đột quỵ như vậy. 

Ca phẫu thuật đổi đời

Sau khi phát hiện ra bệnh, Sippel bắt đầu dùng thuốc để kiểm soát tình trạng. Cô biết có thể phải đối phó với căn bệnh trong phần đời còn lại của mình.

Vì vậy, cô bắt đầu tìm kiếm các bác sĩ chuyên điều trị bệnh Moyamoya - và dừng tại Phòng khám Cleveland. Các bác sĩ đã tiến hành mở nguồn máu mới lên não của Sippel. 

Cô đã không bị đột quỵ kể từ khi phẫu thuật. Nhìn lại, Sippel cảm thấy biết ơn vì đã tin tưởng chính mình và được gia đình ủng hộ. 

An Yên (Theo Today)

Loại rau quen thuộc với người Việt ngăn ngừa đau tim và đột quỵ

Loại rau quen thuộc với người Việt ngăn ngừa đau tim và đột quỵ

Xuất hiện nhiều trong bữa ăn của người Việt Nam, cải bắp, súp lơ, cải xoong, củ cải có nhiều tác dụng với tim mạch.