Đây là sáng chế của ThS Huỳnh Phúc Minh, Phụ trách quản lý Hành chính - Tổ chức của Trung tâm.
ThS Minh cho biết, robot được chế tạo từ 2 bộ phận chính là xe ôtô đồ chơi của trẻ em (có lắp chip điều khiển) và thùng chứa 4 ngăn nhỏ để đựng thuốc men, đồ ăn, nước uống. Y bác sĩ sẽ điều khiển robot từ xa qua máy tính bảng, có màn hình camera kết nối internet.
Khu vực hoạt động của robot đa phần là vùng “thoát hồi sức” hay còn gọi là “vùng vàng”, nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 từng nguy kịch đã hồi phục, có thể tự ăn uống. Để “đánh thức” từng người bệnh, khi đến nơi cần giao đồ, robot sẽ tự động phát ra âm thanh quen thuộc: “Tâm An phục vụ bạn ở đây, xin vui lòng mở cửa”.
Từ camera kết nối, người điều khiển có thể theo dõi hành trình di chuyển của robot và nắm tình hình bệnh nhân.
Robot đi đến từng giường bệnh để "giao" thức ăn cho bệnh nhân |
Anh Minh chia sẻ, Bệnh viện Trung ương Huế đã vận chuyển 3 robot từ Huế vào TP.HCM trong đợt tăng cường này. Do số lượng bệnh nhân đông, y bác sĩ nhiều thời điểm phải làm việc gấp 2-3 lần công suất. Nhờ robot, họ giảm được rất nhiều áp lực công việc cũng như nguy cơ lây nhiễm.
“Trong thời gian tới, khi dịch hạn chế hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và chế tạo thêm những robot có nhiều cải tiến về cả mẫu mã lẫn chức năng, đáp ứng việc phục vụ người bệnh Covid-19”, ThS Huỳnh Phúc Minh cho hay.
Bệnh nhân Tạ Văn Lợi (62 tuổi, ở quận 3, TP.HCM) chia sẻ: “Chúng tôi gọi chú robot đó là “quản gia phục vụ”, là “người đưa cơm” đến gần F0 mà không ngần ngại virus SARS-CoV-2. Cơm đưa đến lúc nào cũng nóng hổi, còn “người quản gia” này thì đi hết đầu giường này tới đuôi giường nọ, đưa cơm cho từng người bệnh”.
Video: Robot vận chuyển thức ăn, thuốc men đến các buồng bệnh
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Quỳnh Anh
Bộ trưởng Y tế: 3 quận, huyện tại TP.HCM đã kiểm soát được dịch
Tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM đang có những chuyển biến khả quan. Có 3 quận huyện là quận 7, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ gần như không phát hiện ca nhiễm mới sau 5 vòng xét nghiệm.