Đường tới thành công là một con đường dài và đầy giông tố, vì thế bạn cần phải tài giỏi hơn, mạnh mẽ hơn, nhanh hơn và thông minh hơn để thu được quả ngọt.

{keywords}

1. Giữ bình tĩnh trong các tình huống xung đột

Một trong những yếu tố đầu tiên mà một người lãnh đạo giỏi cần có là khả năng giữ bình tĩnh trong một tình huống áp lực lớn.

Có thể lấy cách hoạt động của một đàn sư tử làm ví dụ. Sư tử đực là lãnh đạo của nhóm, mặc dù những con sư tử cái lại làm công việc săn mồi tốt nhất trong khi sư tử đực chỉ nằm ườn.

Nhưng ngay khi có một con vật lớn đe dọa cả đàn thì sư tử đực vẫn giữ bình tình để đối mặt với mối đe dọa, cho dù điều đó có nghĩa là hy sinh mạng sống của mình để giữ an toàn cho cả tập thể.

Bạn không nên ngồi đó và đợi cơ hội để thể hiện kỹ năng quản lý xung đột của mình, mà bạn nên học cách giữ bình tĩnh trong các cuộc tranh luận và khủng hoảng.

2. Cư xử tốt và luôn tỏ ra lịch sự

Bạn không bao giờ biết được khi nào một cơ hội lớn sẽ xuất hiện. Có thể lúc đó bạn đang trong một bữa tiệc, ở bãi đỗ xe hay đang mua tạp hóa. Cư xử tốt sẽ cải thiện đáng kể cách người khác nhìn nhận bạn. Luôn luôn lịch sự mỗi ngày cũng sẽ tạo cho bạn thói quen chuyên nghiệp trong các cuộc đàm phán và các cuộc gặp gỡ làm ăn.

Khi mọi người nhìn thấy ở bạn là một người đáng tin cậy, lịch sự và biết điều, nhiều cánh cửa sẽ mở ra với bạn.

3. Đúng giờ và làm việc hiệu quả

Điều làm người thành công trở nên khác biệt với đám đông là khả năng tổ chức cuộc sống của họ chính xác tới từng giây. Thật tiếc là sự nhất quán không phải là thứ mà nhiều người làm tốt.

Nếu bạn muốn gây dựng một sự nghiệp thành công, bạn phải tìm cách phát triển những thói quen tích cực. Bạn cần phải đi ngủ đúng giờ, thức dậy đúng giờ và giữ tập trung trong suốt cả ngày làm việc. Học cách thúc đẩy bản thân hoàn thành mọi thứ dù bạn không thực sự thích làm việc đó và phải gặp nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện.

4. Thừa nhận lỗi sai của mình

Không chịu thừa nhận mình sai không chỉ là hành động trẻ con mà còn phản tác dụng. Một người trưởng thành nên hiểu rõ sự không hoàn hảo của mình. Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ khách quan hoàn toàn, nhưng ít nhất chúng ta cũng phải biết thừa nhận lỗi sai của mình, và cố gắng không lặp lại lần sau.

5. Làm việc chăm chỉ để hoàn thiện bản thân trong mọi lĩnh vực của cuộc sống

Đàm phán và giao tiếp là những kỹ năng rất quan trọng trong bất kỳ công việc nào.Tuy nhiên, bạn cũng cần phải ăn mặc có phong cách và thể hiện ngôn ngữ cơ thể tự tin để sự nghiệp của bạn chuyển lên cấp độ cao hơn bất kể kỹ năng và kinh nghiệm.

Hãy chăm sóc cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn để có nhiều năng lượng hơn và cảm thấy tự tin hơn.

6. Gạt thất bại sang một bên bằng sự tự tin cao nhất

Nhiều người nhầm lẫn cho rằng những người hiếm hoi đạt được thành công đơn giản là vì họ có tài năng cộng với may mắn. Mặc dù tài năng là rất quan trọng, nhưng họ cũng cần phải có lòng dũng cảm để thử những thứ mới. Họ phải tin rằng những việc mà họ đang làm là lựa chọn tốt nhất và họ phải biết nhún vai trước những thất bại và tiếp tục tiến về phía trước.

Một người thông minh từng nói: “Chúng ta hoặc là chiến thắng, hoặc là học được điều gì đó”. Không có từ “thất bại” trong từ điển của một người thành công. Tất cả những trở ngại chỉ là bài học trong trường đời.

7. Tự tìm câu trả lời thông qua nghiên cứu và thực hành

Thông tin thường bày trước mắt chúng ta đầy hấp dẫn, nhưng trải nghiệm thực tế thì cho thấy thông tin càng đạt được dễ dàng thì bạn càng nên đặt câu hỏi về giá trị của nó. Có hàng đống thông tin sai lệch được bày ra. Bạn không thể hi vọng sẽ trở thành chuyên gia của vấn đề qua vài phút tìm kiếm Google, mà muốn tìm được câu trả lời chính xác, hãy đọc, đọc và đọc.

8. Đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc vào một cơ hội lớn ngay cả khi không chắc chắn sẽ được đền đáp

Đây là thử nghiệm cuối cùng cho ý chí và niềm đam mê – sự sẵn sàng nắm lấy cơ hội, ngay cả khi không có gì đảm bảo là bạn sẽ thành công. Sẽ có nhiều rủi ro, bạn cần phải học cách phân biệt kim cương trong đống sắt vụn. Ban đầu hãy thử những thách thức nhỏ, sau 2-4 lần, bạn sẽ tính toán được những rủi ro. Hãy tin vào bản thân và nắm lấy cơ hội.

  • Nguyễn Thảo (Theo Life Hack)

Xem thêm: