- Các cử tri tuổi 18 đôi mươi lần đầu tiên thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân chia sẻ tiêu chí lựa chọn đại biểu.
Ở khu vực bỏ phiếu số 3, phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Nguyễn Lê Trang Phượng, cử tri trẻ nhất của khu vực, đang là học sinh lớp 12 trường PTTH Việt Đức đưa ra tiêu chí riêng để chọn những người đại diện cho mình. Theo Phượng, em sẽ chọn những người trẻ, được đào tạo bài bản vì họ có sức trẻ, có lý tưởng, khát khao đổi mới.
Tạ Hà (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nói: “Đây là một năm dấu ấn của mình với sự kiện lần đầu tiên được đi bầu cử. Mình đã nghiên cứu rất kỹ tài liệu, thông tin về các ứng viên để có thể lựa chọn được những vị ưu tú nhất, giúp sức cho đất nước".
Tuy nhiên, Hà băn khoăn: “Chỉ với chút ít thông tin và hình ảnh của ứng viên trên danh
sách dán ở bảng tin thì đôi khi sinh viên cũng chưa thực sự hiểu và có thể đưa
ra chọn lựa tốt nhất.
Theo quan sát mình thấy các bạn sinh viên (kể cả mình) phần nhiều chú ý đến các ứng viên Quốc hội mà chưa để tâm nhiều đến danh sách ứng viên HĐND các cấp”.
Bạn Nguyễn Thành Phát, ngụ tại số nhà 29 Kỳ Đồng, quận 3, TP.HCM, hiện đang là học sinh lớp 12 trường THPT Marie Curie đã dậy từ rất sớm để đi bỏ phiếu. “Tiêu chí lựa chọn của em, đại biểu Quốc hội là người có tài, có đức, đặc biệt phải trẻ tuổi. Theo em thế hệ trẻ sẽ năng động và nắm bắt nhanh nhạy xu hướng phát triển của thời đại hơn”, cậu học sinh lớp 12 bày tỏ.
Ở Hà Nội, ngay từ 6h30 sáng, Phạm Sỹ Khiêm (sinh năm 1993, học sinh trường Hà Nội - Amsterdam) đã đến điểm bầu cử số 5, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy để dự lễ khai mạc.
Khiêm muốn nghe lại một lần nữa quy chế bầu cử cũng như đọc lại tiểu sử của các ứng viên: "Em đã đọc khá kỹ tiểu sử của các ứng viên. Em sẽ bầu cho người những người có trình độ, có đạo đức đồng thời phải là người mạnh dạn, dám nói dám làm. Không nhất thiết phải là người có thâm niên, cả những người trẻ, đang làm kinh tế, miễn là họ có năng lực".
Một nhóm sinh viên đi bỏ phiếu tại Học viện Báo chí - Tuyên truyền khi được hỏi đều ý thức rõ được trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình. Một thành viên trong nhóm nói “Không chỉ cảm thấy tự hào vì là lần đầu tiên đi bỏ phiếu mà mình còn thấy rất xúc động khi thấy bạn bè mình cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn ai. Tuy vậy, mình cũng có ý kiến là thông tin trích ngang về ứng viên khá sơ sài, chỉ gồm tên tuổi, quê quán, nơi đang làm việc, học vấn hoặc trình độ chuyên môn và chức vụ đang đảm nhiệm, còn phần cử tri quan tâm nhất là năng lực làm việc, đạo đức, lối sống… thì hầu như không có nên rất khó để lựa chọn cho chính xác”.
Trần Văn Thìn, sinh viên Học viện cũng bày tỏ: “Mong muốn của sinh viên bọn em là các ứng viên có thêm thời gian để gặp gỡ, “ra mắt” chúng em. Tức không chỉ qua hình ảnh, tóm tắt tiểu sử, bọn em muốn được nhìn họ qua lời nói, hành động cụ thể”.
Nhóm phóng viên thời sự
Nguyễn Lê Trang Phượng sinh tháng 1/1993 (thứ ba từ trái sang) là cử tri trẻ tuổi nhất phường Lê Đại Hành, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hải |
Ở khu vực bỏ phiếu số 3, phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Nguyễn Lê Trang Phượng, cử tri trẻ nhất của khu vực, đang là học sinh lớp 12 trường PTTH Việt Đức đưa ra tiêu chí riêng để chọn những người đại diện cho mình. Theo Phượng, em sẽ chọn những người trẻ, được đào tạo bài bản vì họ có sức trẻ, có lý tưởng, khát khao đổi mới.
Tạ Hà (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nói: “Đây là một năm dấu ấn của mình với sự kiện lần đầu tiên được đi bầu cử. Mình đã nghiên cứu rất kỹ tài liệu, thông tin về các ứng viên để có thể lựa chọn được những vị ưu tú nhất, giúp sức cho đất nước".
Sinh viên Học viện Báo chí - Tuyên truyền xem tiểu sử tóm tắt của các ứng viên. Ảnh: Văn Chung |
Theo quan sát mình thấy các bạn sinh viên (kể cả mình) phần nhiều chú ý đến các ứng viên Quốc hội mà chưa để tâm nhiều đến danh sách ứng viên HĐND các cấp”.
Bạn Nguyễn Thành Phát, ngụ tại số nhà 29 Kỳ Đồng, quận 3, TP.HCM, hiện đang là học sinh lớp 12 trường THPT Marie Curie đã dậy từ rất sớm để đi bỏ phiếu. “Tiêu chí lựa chọn của em, đại biểu Quốc hội là người có tài, có đức, đặc biệt phải trẻ tuổi. Theo em thế hệ trẻ sẽ năng động và nắm bắt nhanh nhạy xu hướng phát triển của thời đại hơn”, cậu học sinh lớp 12 bày tỏ.
Ở Hà Nội, ngay từ 6h30 sáng, Phạm Sỹ Khiêm (sinh năm 1993, học sinh trường Hà Nội - Amsterdam) đã đến điểm bầu cử số 5, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy để dự lễ khai mạc.
Khiêm muốn nghe lại một lần nữa quy chế bầu cử cũng như đọc lại tiểu sử của các ứng viên: "Em đã đọc khá kỹ tiểu sử của các ứng viên. Em sẽ bầu cho người những người có trình độ, có đạo đức đồng thời phải là người mạnh dạn, dám nói dám làm. Không nhất thiết phải là người có thâm niên, cả những người trẻ, đang làm kinh tế, miễn là họ có năng lực".
Cử tri thế hệ 9X, TP HCM đi bầu cử. Ảnh: Thái Thiện |
Một nhóm sinh viên đi bỏ phiếu tại Học viện Báo chí - Tuyên truyền khi được hỏi đều ý thức rõ được trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình. Một thành viên trong nhóm nói “Không chỉ cảm thấy tự hào vì là lần đầu tiên đi bỏ phiếu mà mình còn thấy rất xúc động khi thấy bạn bè mình cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn ai. Tuy vậy, mình cũng có ý kiến là thông tin trích ngang về ứng viên khá sơ sài, chỉ gồm tên tuổi, quê quán, nơi đang làm việc, học vấn hoặc trình độ chuyên môn và chức vụ đang đảm nhiệm, còn phần cử tri quan tâm nhất là năng lực làm việc, đạo đức, lối sống… thì hầu như không có nên rất khó để lựa chọn cho chính xác”.
Trần Văn Thìn, sinh viên Học viện cũng bày tỏ: “Mong muốn của sinh viên bọn em là các ứng viên có thêm thời gian để gặp gỡ, “ra mắt” chúng em. Tức không chỉ qua hình ảnh, tóm tắt tiểu sử, bọn em muốn được nhìn họ qua lời nói, hành động cụ thể”.
Nhóm phóng viên thời sự