Trong số 18 chiến sĩ hy sinh trong vụ rơi trực thăng sáng 7/7 có thiếu tá, huấn luyện viên nhảy dù Đặng Thành Chung - người được đồng nghiệp và bạn bè mệnh danh "người trời".

{keywords}

Thiếu tá Đặng Thành Chung, huấn luyện viên, vận động viên nhảy dù của Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không (Quân chủng phòng không không quân) là người có niềm đam mê vô tận với các môn thể thao bầu trời.

{keywords}

'Người trời' sinh năm 1966, nhập ngũ năm 1987. Sau 3 tháng huấn luyện chiến sĩ mới anh được phân công về công tác tại Ban quân nhu, Cục huấn luyện nhà trường, Quân chủng Không quân. Tháng 10/1989, anh được điều về làm quản lý tài chính đội huấn luyện dù, và cơ duyên đến với môn nhảy dù yêu thích của anh bắt đầu từ đó.

{keywords}

Được làm việc tại đơn vị huấn luyện và đào tạo nhảy dù cho phi công và nhân viên bay toàn Quân chủng Không quân lúc bấy giờ, thứ thu hút anh không phải là 'tay hòm chìa khóa' mà là những vận động viên lơ lửng trên bầu trời.

{keywords}

Từ chỗ lân la học gấp dù và lân la làm các công việc mặt đất mỗi khi đơn vị có buổi huấn luyện dần dần anh được cho nhảy thử. Cảm giác nhanh, mạo hiểm của lần rơi tự do đầu tiên từ máy bay xuống để lại những xúc cảm, ấn tượng mạnh về không trung trong Đặng Thành Chung. Sau lần nhảy thành công đó, đơn vị đã đồng ý với nguyện vọng của anh để chuyển từ nhân viên tài chính sang nhân viên dù.

{keywords}

Sau 10 năm nhảy các loại dù khác nhau như D1-5Y, D5, D6, PTL-72, YT-15, dù Paramotor... trình độ của Chung đã nâng cao rõ rệt. Anh tham dự và tốt nghiệp khóa 6 lớp chuyển loại giáo viên dù năm 2000 và được bổ nhiệm làm giáo viên dù của trung tâm.

{keywords}

Qua nhiều năm tiếp xúc với dù ở các cương vị khác nhau, Đặng Thành Chung đã thu nạp được nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về các loại dù, về khả năng phán đoán thời tiết, hướng gió, các bài tiếp đất, hạ cánh, cất cánh...

{keywords}

Năm 2002, anh được Quân chủng phòng không không quân phong cấp Dù vuông - một loại dù có sải cánh đòi hỏi kỹ thuật điều khiển rất phức tạp, là cấp độ cao nhất mà hầu như vận động viên nào trong làng dù cũng mơ ước đạt được. Hiện nay, toàn trung tâm Quốc gia huấn luyện và tìm kiếm cứu nạn chỉ có 10 giáo viên đạt được đẳng cấp này.

{keywords}

Không chỉ nhảy dù, vị thiếu tá sinh năm 1966 còn có niềm đam mê vô tận với trò chơi dù lượn ngay từ khi môn thể thao này được du nhập vào Việt Nam. Năm 2006, câu lạc bộ dù lượn Vietwings được thành lập, anh lập tức tham gia và là một trong những thành viên tích cực nhất.

{keywords}

Sau gần 10 năm chơi dù lượn anh cũng đã trở thành một bậc thầy trong môn thể thao này. Giới chơi thể thao mạo hiểm hầu như ai cũng biết đến Đặng Thành Chung.

{keywords}

Để chơi được môn này các vận động viên phải nắm chắc khí tượng thời tiết và quy trình kỹ thuật và Chung là người phán đoán rất tốt, chính xác 90% trước mỗi lần bay.

{keywords}

Anh từng tâm sự với phóng viên: "Nếu phán đoán sai sẽ nguy hiểm hoặc khi đi tỉnh xa lại phải ngồi chơi xơi nước rồi về thì rất mất công".

{keywords}

Ngoài niềm đam mê bầu trời, Đặng Thành Chung còn có sở thích chụp ảnh. Trong tất cả các chuyến đi bay anh đều đeo trên cổ chiếc máy ảnh bán chuyên nghiệp. Anh đã chụp hàng nghìn tác phẩm đẹp từ trên bầu trời, trong số đó có rất nhiều báo sử dụng để đăng tải.

{keywords}

Trong hơn 20 năm gắn bó với nghề, anh nhớ nhất là những lần diễn tập bay lễ hội trong đó phải kể đến sự kiện SEA Games 2003 tổ chức tại Việt Nam.

{keywords}

Năm đó anh được làm đội trưởng đội bay mang quốc kỳ các nước tham dự diễu qua khán đài trong lễ khai mạc. Và anh là người cầm cờ đỏ sao vàng của Việt Nam.

{keywords}

Bản tính thích khám phá sự mới mẻ, vị huấn luyện viên nhảy dù này còn đang ấp ủ và dang dở rất nhiều khát vọng. Anh từng tâm sự, mơ ước được nhảy bungee, một môn thể thao mạo hiểm mà người chơi phải buộc dây vào chân và có thể nhảy từ vách núi hay trên các tòa nhà, tòa tháp xuống nhưng rất tiếc nó chưa được du nhập vào Việt Nam.

{keywords}

Sáng 7/7, Đặng Thành Chung đã vĩnh viễn ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Trong vụ trực thăng Mi-171 rơi tại Hòa Lạc, anh bị văng từ cửa xuống đất và không qua khỏi. Rất đông bạn bè, người thân của anh bàng hoàng khi biết tin này. "Với tôi, một người luôn tò mò với những gì mới lạ, anh Chung chính là người đơn giản hoá mọi sự mới lạ đó. Chẳng có gì phải bỡ ngỡ với những thứ anh chơi và chia sẻ. Tôi, cũng như những người em khác của anh Chung luôn biết rằng, nhờ có anh ấy chúng tôi mới biết đến một môn thể thao thú vị đến vậy. Anh mãi là người truyền lửa đam mê cho những người yêu thích bầu trời", nhà báo Cao Mạnh Tuấn (báo Thể thao & Văn hóa) chia sẻ.

{keywords}

Còn anh Nguyễn Việt Hà (áo xanh) người bạn dù lượn trong nhóm VietWings tâm sự với Zing.vn: "Anh Chung đã cống hiến hết mình cho bầu trời, sống với đam mê và truyền lại đam mê đó cho các thế hệ trẻ. Anh ấy đã sống một cuộc đời đầy niềm vui mà nhiều người mơ ước, là người luôn mang đến niềm vui cho bạn bè và gia đình".

{keywords}{keywords}{keywords}

Cậu học trò Nguyễn Quang Thành viết : "Vĩnh biệt người thầy đáng kính của con, cảm ơn thầy vì những cái va đập nhẹ nhàng để giúp con hòa mình vào bầu trời Việt Nam..."

(Theo Zing)