Vào đầu thế kỷ 20, dù chưa có công cụ chỉnh sửa ảnh Photoshop nhưng nhiều nhiếp ảnh gia đã làm được những điều không tưởng khi tạo ra những tấm bưu thiếp “khổng lồ” trông như thật.
Hầu hết hình ảnh trong những tấm bưu thiếp này đều được tạo vào những năm từ 1900 – 1910 với kích thước 9x14cm. “Nhân vật” chủ yếu trong các bức hình này là nông dân trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp với những loại con, loại quả “siêu khủng”.
Những bức hình này được xem là những hình ảnh không tưởng về một khu vực hay thành phố “khổng lồ” nào đó ở miền Tây nước Mỹ với những loại cá dài như xe tải, bò to như con voi, khoai tây, hành tây nặng đến cả tạ…
Tuy nhiên, ít ai biết rằng để có được những tấm hình sống động như thật này, các nhiếp ảnh gia đã phải tốn công sức ra sao. Thông thường họ sẽ phải sử dụng các kỹ thuật chụp ảnh phóng to sau đó mới tiến hành ghép chúng vào những bức hình khác cho phù hợp.
Công việc này chỉ bắt đầu nở rộ kể từ sau năm 1898 – khi nước Mỹ cho phép tư nhân hóa việc in bưu thiếp. 4 năm sau đó, công việc này chuyển sang một bước tiến mới khi Eastman Kodak bắt đầu sản xuất được giấy in ảnh sử dụng chuyên biệt cho việc in bưu thiếp.
Ban đầu những dòng chữ trên bưu thiếp chỉ được in ở viền xung quanh nhưng bắt đầu từ năm 1907, các chữ được phép tràn lên cả ảnh.
Dưới đây là bộ sưu tập những bức hình cắt ghép sống động:
Thiên Hương (Theo Wisconsinhistory)
TIN BÀI KHÁC |
|
---|---|
Hầu hết hình ảnh trong những tấm bưu thiếp này đều được tạo vào những năm từ 1900 – 1910 với kích thước 9x14cm. “Nhân vật” chủ yếu trong các bức hình này là nông dân trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp với những loại con, loại quả “siêu khủng”.
Những bức hình này được xem là những hình ảnh không tưởng về một khu vực hay thành phố “khổng lồ” nào đó ở miền Tây nước Mỹ với những loại cá dài như xe tải, bò to như con voi, khoai tây, hành tây nặng đến cả tạ…
Tuy nhiên, ít ai biết rằng để có được những tấm hình sống động như thật này, các nhiếp ảnh gia đã phải tốn công sức ra sao. Thông thường họ sẽ phải sử dụng các kỹ thuật chụp ảnh phóng to sau đó mới tiến hành ghép chúng vào những bức hình khác cho phù hợp.
Công việc này chỉ bắt đầu nở rộ kể từ sau năm 1898 – khi nước Mỹ cho phép tư nhân hóa việc in bưu thiếp. 4 năm sau đó, công việc này chuyển sang một bước tiến mới khi Eastman Kodak bắt đầu sản xuất được giấy in ảnh sử dụng chuyên biệt cho việc in bưu thiếp.
Ban đầu những dòng chữ trên bưu thiếp chỉ được in ở viền xung quanh nhưng bắt đầu từ năm 1907, các chữ được phép tràn lên cả ảnh.
Dưới đây là bộ sưu tập những bức hình cắt ghép sống động:
Dưa hấu khổng lồ (1908, tác giả: William H. Martin) |
Khoai tây giống mới (1908, tác giả William H. Martin) |
Nông dân hiện đại (1910, tác giả William H. Martin) |
Cá khổng lồ (1907, tác giả William H. Martin) |
Đem ngỗng ra chợ bán (1909, tác giả William H. Martin) |
Càng chạy ta càng đuổi (1909, tác giả William H. Martin) |
Vận chuyển bắp cải khổng lồ (1909, tác giả Alfred Stanley) |
Củ cải đường (1909, tác giả Alfred Stanley) |
Sông trong thành phố (1909, tác giả Hubel) |
Bữa tiệc dưa hấu (1911, tác giả Johnson, Alfred Stanley) |
Thu hoạch cà rốt (1912, tác giả Johnson) |
Cưỡi lợn (1912, tác giả Johnson, Alfred Stanley) |
Cắt cà chua (1913, tác giả Johnson, Alfred Stanley) |
Thiên Hương (Theo Wisconsinhistory)