So với nhiều dân tộc trên thế giới, Nhất Bản là đất nước có nhiều đặc điểm gần
với Việt Nam, nhưng phong cách ứng xử của người Nhật nổi tiếng lịch sự, nhã nhặn
và trách nhiệm trên thế giới. Để có được điều đó, trẻ em Nhật phải chịu rèn
luyện rất nghiêm túc từ khi còn trứng nước.
Học làm người từ… trứng nước
Người Nhật nổi tiếng thế giới với những lễ nghi, quy tắc trong giao tiếp, ứng xử
và những phẩm chất đẹp trong giao tiếp. Những lễ nghi quy tắc này không phải có
trong ngày một, ngày hai, mà là kết quả của cả một quá trình rèn giũa, lưu
truyền.
Từ khi mới 2, 3 tuổi, trẻ em Nhật đã dần “bắt quen” với việc giữ gìn đồ đạc sao
cho trật tự, gọn gàng, ngăn nắp. Cha mẹ kiên nhẫn dạy các con cách thay quần áo,
cách cất giữ đồ chơi sau khi chơi xong, ăn chào hỏi, cảm ơn… Ở trường mẫu giáo,
trẻ được rèn luyện và buộc chấp hành những quy định như giữ trật tự lớp học,
không tranh giành, gây gổ với bạn bè.
Người Nhật xếp hàng trong thảm hoạ |
Chị Nguyễn Thị Thuy – một Việt kiều đang sống ở Tokyo Nhật Bản xác nhận: “Tuy còn nhỏ nhưng trẻ con Nhật Bản đã biết tự lập trong nhiều việc như ăn uống, đánh răng, mặc quần áo và thậm chí – tự lên xe buýt đi học. Nhiều em tuy nhỏ tuổi song đã biết cư xử trung thực, biết cảm ơn, xin lỗi phù hợp hoàn cảnh”..
Cả gia đình chị Thu gồm chồng và hai con sang Nhật sinh sống. Chị tâm sự, do tiếp xúc thường xuyên với lãnh đạo Nhật Bản, chị đi từ kinh ngạc chuyển sang ngưỡng mộ sang áp dụng cách giáo dục con cái của các bậc phụ huynh người Nhật.
“Họ sẵn sàng đẩy con ra ngoài trời cho tha hồ chạy nhảy, gợi ý cho con trồng cây để hiểu giá trị của hoa thơm, trái ngọt, kích thích trí não ưa khám phá của trẻ.. Trong bữa ăn, họ giảng giải cho con từ cách cầm cầm đôi đũa sao cho chuẩn, mời người ăn cùng sao cho lễ phép, cách ăn uống lịch sự, không bỏ thức ăn thừa. Mỗi gia đình người Nhật hầu như đều rất lưu lý những nguyên tắc này” – chị nói.
Người lớn thay đổi trước rồi mới giáo dục con trẻ
Trong vụ động đất sóng thần xảy ra năm 2011, người dân Nhật Bản đã khiến cả thế giới nghiêng mình khâm phục vì tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của họ. Thảm họa kép đi qua, mất mát, tan hoang khắp chốn song không bạo loạn, cướp bóc, người Nhật vẫn tràn đầy tự tin, lạc quan và tự hào dân tộc.
“Cả một thảm họa tự nhiên xảy ra mà đất nước không “loạn” là vì cả xã hội người ai cũng thật thà, nghiêm túc và chăm chỉ, chẳng còn chỗ cho những kẻ gian dối, lười biếng.
c |
Người Nhật xếp hàng trong thảm hoạ |
Còn ở ta, khi đa số ở phía ngược lại thì một vài người không như vậy sẽ thậm chí sẽ trở nên lạc lõng, không hòa nhập và thậm chí bị gọi là “hâm”… Chỉ cần ghé vào một bến xe, nhà ga, hay phải xếp trong hàng dài dặc dặc chờ thanh toán trong siêu thị là thấy ngay sự rối ren, bon chen, ích kỉ!” – một độc giả VietNamNet nhìn nhận.
Xét về khía cạnh văn hóa, quả thực, hành xử của người Việt qua nhiều sự việc, hiện tượng đang cho thấy những lỗ hổng trầm trọng.
Chia sẻ về kỷ niệm đi thưởng hoa tại Hội hoa anh đào ở Kyoto – Nhật Bản, một độc giả so sánh: “Hàng vạn người trải thảm, ngồi ngắm hoa ăn uống, 9h sáng hôm sau họ ra về, bãi cỏ vẫn sạch tinh như chưa hề có cuộc vui của ngàn người vậy… Còn ở ta, không phân biệt giàu nghèo, cứ chùa chiền, lễ hội là có chen lấn, cãi chửi nhau chí chóe….”
Suy cho cùng, khi người lớn hành xử thiếu văn hóa, thì trẻ em sẽ bắt trước làm theo, và ngược lại. Để chặn đứng những thói hư tật xấu đang làm “mất mặt” người Việt trong mắt bạn bè quốc tế, thật sự cần nhận thức và sự thay đổi của những người lớn. Thay đổi trước, rồi mới đến giáo dục trẻ em trong gia đình, nhà trường… Đến lúc đó, những bài học về dạy trẻ của người Nhật mới thật sự có giá trị và người ta mới dám hi vọng về những thế hệ trẻ nối tiếp văn minh, lịch sự.
Minh Tâm