Du lịch vũ trụ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung tâm nghiên cứu ung thư Georgetown Lombardi (Mỹ).

Các nhà khoa học đã tiến hành cho những con chuột phơi nhiễm một loại chất phóng xạ phổ biến trong không gian có tên là 56Fe. Sau một thời gian theo dõi, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy rằng những con chuột này phát triển các khối u ở ruột.

{keywords}
Du lịch vũ trụ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Nguyên nhân được các nhà khoa học giải thích rằng chất phóng xạ vũ trụ đã ngăn cản các tế bào ruột phá hủy protein beta-catenin. Loại protein này có khả năng kích thích sự phát triển bất thường của các tế bào.

Trong các sứ mệnh bay vào không gian, các phi hành gia cũng bị phơi nhiễm loại chất phóng xạ tương tự. Các nhà khoa học cũng nhận thấy những phi hành gia này có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn khi trở về Trái đất. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa xác định được nguy cơ mắc bệnh ung thư của một người sau khi du lịch vũ trụ.

Với nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học hy vọng có thể chuẩn đoán chính xác hơn nguy cơ mắc ung thư và phát triển các chiến lược để bảo vệ những du khách khỏi nguy cơ bị phơi nhiễm phóng xạ trong vũ trụ.

"Các sứ mệnh dài ngày trong không gian, như sứ mệnh khám phá sao Hỏa hay làm việc trên Trạm không gian quốc tế (ISS) có thể khiến các phi hành gia bị phơi nhiễm một lượng phóng xạ lớn, làm ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe”, tiến sĩ Kamal Datta, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.

Trong tương lai, các nhà khoa học có thể phát triển những loại thuốc giúp bảo vệ các phi hành gia khỏi những ảnh hưởng của chất phóng xạ. Hiện tại, các phi hành gia cũng đang uống bổ sung vitamin D, một trong những vi chất có khả năng chống lại ung thư.

Hà Hương (Theo Fox News)

Các tin liên quan

Có thể mất mạng vì sex trên vũ trụ

Cắt móng tay trên vũ trụ cũng vô cùng khó