- Nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu vẫn chưa được tìm ra, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, bệnh bạch cầu là nguyên nhân của kết hợp từ các yếu tố di truyền và môi trường.

Bạn có thể mắc ung thư máu nếu có triệu chứng này
7 dấu hiệu bệnh ung thư máu, chị em không được bỏ qua
Tại sao bệnh nhân đã khỏi ung thư vẫn tái phát bệnh?

{keywords}

Ung thư bạch cầu (ung thư máu) gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu những loại ung thư bạch cầu thông thường và một số tác nhân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Bệnh bạch cầu xảy ra khi một số tế bào máu phát triển đột biến trong AND, hoặc thay đổi khác trong tế bào. Những bất thường này làm cho các tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn, chúng tiếp tục sống khi các tế bào bình thường chết. Theo thời gian, các tế bào bất thường có thể lấn tới các tế bào máu khỏe mạnh trong tủy xương, dẫn đến có ít tế bào máu khỏe mạnh và gây ra các dấu hiệu của bệnh bạch cầu.

 

Các loại bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL). Đây là loại bệnh bạch cầu phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.

Bệnh bạch cầu nguyên bào tuỷ cấp tính (AML). Đây là một dạng bệnh bạch cầu phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, nhưng thường gặp ở người lớn hơn.

Bệnh bạch cầu lympho mãn tính (CLL). Bệnh bạch cầu mãn tính phổ biến nhất ở người lớn.

Bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính (CML). Bệnh bạch cầu này chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn. Bệnh nhân mắc CML có thể có ít hoặc không có triệu chứng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm bệnh vào giai đoạn tiến triển.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bạch cầu bao gồm:

Những người từng điều trị ung thư. Những người đã từng mắc ung thư và được điều trị hóa trị và xạ trị, có nguy cơ phát triển một số loại bệnh bạch cầu.

Rối loạn di truyền. Những bất thường trong di truyền có ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển của bệnh bạch cầu. Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.

Rối loạn máu. Những người đã được chẩn đoán rối loạn máu, chẳng hạn như hội chứng myelodysplastic, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.

Tiếp xúc với nồng độ cao của bức xạ. Người tiếp xúc với mức độ rất cao của bức xạ, có tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu.

Tiếp xúc với hóa chất. Tiếp xúc với hóa chất, như benzen – được tìm thấy trong xăng dầu và được sử dụng trong ngành công nghiệp hóa chất, cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư bạch cầu.

Hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu nguyên bào tuỷ cấp.

Tiền sử gia đình của bệnh bạch cầu. Nếu một hoặc một số thành viên trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, nguy cơ mắc bệnh này có thể tăng lên.

Ngoại trừ những yếu tố di truyền chúng ta nên phòng tránh bệnh ung thư bạch cầu bằng việc hạn chế với những tác nhân gây bệnh từ môi trường. Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh cần khám và điều trị nhanh nhất có thể.

Nguyễn Thu Hiền