- Do cơ xương khớp bao gồm nhiều bộ phận trên cơ thể của chúng ta, vì vậy nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cơ xương khớp rất đa dạng.
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh xương khớp:
- Tuổi tác: Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị đau cơ do các bộ phần đang bị lão hóa. Sự mài mòn của các khớp theo thời gian, những người cao tuổi hiện tượng lão hóa diễn ra dẫn đến các chức năng của cơ thể giảm, lượng máu để nuôi các vùng khớp giảm sút đáng kể thiếu dưỡng chất, suy giảm chức năng tác động đến hệ thống xương khớp gây thoái hóa khớp.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất, canxi,… để nuôi khớp xương.
- Nghề nghiệp: Một số công việc đòi hỏi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc phải duy trì những tư thế không tốt cho sức khỏe sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn cơ xương khớp. Học tập hay do đặc thù công việc phải ngồi lâu, hay đứng lâu dẫn tới sự co cứng các khớp xương. Hoạt động sai tư thế: ngồi cong lưng, cúi bê đồ nặng không đúng tư thế, đứng hay ngồi ở tư thế cột sống không thẳng trong một thời gian dài cũng dẫn tới bệnh khớp.
- Mức độ hoạt động: Sử dụng quá nhiều cơ bắp hoặc không hoạt động ví dụ như ngồi cả ngày có thể gây ra rối loạn cơ xương khớp. Công việc nặng nhọc khiến áp lực lớn lên xương khớp cũng dễ làm tổn thương xương khớp, hay thậm chí thể thao quá mức cũng có tác dụng không tốt lên hệ xương khớp của cơ thể.
- Rối loạn chuyển hóa: Trong đó tăng Axit uric là nguyên nhân chính gây bệnh gout, hay do rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở vùng cột sống hoặc do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức dẫn đến rối loạn chức năng của dây thần kinh vùng vai gáy nên gây ra chứng co cứng và đau rút cục bộ.
- Bệnh theo giới tính: Phụ nữ thường dễ gặp bệnh xương khớp (viêm khớp dạng thấp) hơn nam giới do phụ nữ hay làm công việc nội trợ. Phụ nữ hay mắc bệnh xương khớp giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh do thiếu hụt canxi.
- Dị dạng bẩm sinh cơ xương khớp như lệch trục khớp, dây chằng lỏng lẻo, khớp bất đối xứng.
- Đau xương khớp do tổn thương xương xảy ra khi khớp bị tổn thương do va đập, do phải gánh chịu lực nén quá mức trong thời gian dài (công việc phải thường xuyên mang vác nặng, người thừa cân béo phì…), hoặc do khởi động làm nóng không kỹ trước khi tập luyện cũng dẫn đến chấn thương.
- Nhiễm virus, vi khuẩn: Nhất là với bệnh thấp khớp thường xuất hiện ngay sau khi người bệnh viêm họng do nhiễm khuẩn.
- Một số bệnh về xương khớp có tính chất gia đình: Các bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp (liên quan tới tổ chức HLA DR4) gặp 60 - 70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%.
- Ngoài ra, chấn thương do một tai nạn xe hơi, té ngã, cũng có thể gây ra đau cơ xương khớp.
Thành Luân