- Nhiều người ngạc nhiên khi thấy một nhà hát được đầu tư gần trăm tỉ đồng ở một
vị thế đắc địa ở Hà Nội thường xuyên tổ chức tiệc cưới.
Nhà hát, Trung tâm triển lãm đua nhau tổ chức
tiệc cưới
|
Rạp Đại Nam thường xuyên tổ chức tiệc cưới. Ảnh: Nguyễn Hoàng |
Cuối tháng 11/2011, nhiều người không khỏi bức xúc khi tới trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam dự triển lãm Emergency Room (Phòng cấp cứu) của các nghệ sĩ Đan Mạch. Không gian nơi tổ chức cuộc triển lãm bị lẫn lộn với một đám cưới đang diễn ra tại đây. Sân trường toàn xe ô tô đến dự đám cưới, nhiều bác vừa ra khỏi đám cưới mặt mũi đỏ gay, bước đi loạng choạng biến không gian của trường ĐH nổi tiếng thành một nơi hết sức xô bồ. Nhiều người sau đó đã lên facebook bày tỏ sự thất vọng khi chứng kiến cảnh tượng này. Không biết các nghệ sĩ nước ngoài nghĩ sao về cảnh tượng ấy.
Sự việc này khiến người ta nhớ đến câu chuyện cuối năm 2008 khi không ít các họa sĩ đã lên báo thể hiện sự bức xúc khi người ta ngang nhiên che tranh đi để đặt bàn tổ chức tiệc cưới ở ngay Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật VN tại Vân Hồ, HN. Một cuộc triển lãm tranh sơn dầu có quy mô toàn quốc do Cục Mỹ thuật & Nhiếp ảnh (Bộ VHTTDL) tổ chức, chuẩn bị nhiều năm và tốn không ít tiền của mới tổ chức thành công đã bị gạt sang một bên để biến thành chỗ ăn uống.
Liên quan đến một địa chỉ văn hóa khác, nhận được giấy mời đám cưới, anh Linh ngạc nhiên khi thấy địa điểm nơi tổ chức tiệc cưới của một người bạn được ghi là rạp Đại Nam, nhà hát mới được khánh thành tại Hà Nội vào dịp Đại lễ 1000. Đây là đại bản doanh mới của Nhà hát Chèo Hà Nội. Khi công trình này được khánh thành, các báo có đưa tin rằng rạp Đại Nam đã được nhà nước đầu tư lên tới 96 tỉ đồng. Tuy nhiên, vào mùa cưới, nhiều người đi qua đây bất ngờ khi thấy rạp Đại Nam biến thành nơi tổ chức đám cưới khá thường xuyên.
Sự việc này khiến người ta nhớ đến câu chuyện cuối năm 2008 khi không ít các họa sĩ đã lên báo thể hiện sự bức xúc khi người ta ngang nhiên che tranh đi để đặt bàn tổ chức tiệc cưới ở ngay Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật VN tại Vân Hồ, HN. Một cuộc triển lãm tranh sơn dầu có quy mô toàn quốc do Cục Mỹ thuật & Nhiếp ảnh (Bộ VHTTDL) tổ chức, chuẩn bị nhiều năm và tốn không ít tiền của mới tổ chức thành công đã bị gạt sang một bên để biến thành chỗ ăn uống.
Liên quan đến một địa chỉ văn hóa khác, nhận được giấy mời đám cưới, anh Linh ngạc nhiên khi thấy địa điểm nơi tổ chức tiệc cưới của một người bạn được ghi là rạp Đại Nam, nhà hát mới được khánh thành tại Hà Nội vào dịp Đại lễ 1000. Đây là đại bản doanh mới của Nhà hát Chèo Hà Nội. Khi công trình này được khánh thành, các báo có đưa tin rằng rạp Đại Nam đã được nhà nước đầu tư lên tới 96 tỉ đồng. Tuy nhiên, vào mùa cưới, nhiều người đi qua đây bất ngờ khi thấy rạp Đại Nam biến thành nơi tổ chức đám cưới khá thường xuyên.
Ở thời điểm nhà hát có vở diễn, ngay phía trên bàn bán vé và tấm biển đặt ngay giữa nhà hát là chữ Hỉ. Ảnh: Hoàng Vy |
Có lẽ do loại hình nghệ thuật Chèo không được hút khách, số suất diễn không nhiều nên nhà hát cũng nhanh chân chuyển sang kinh doanh để tăng lợi nhuận. Gọi đến ĐH Mỹ thuật và rạp Đại Nam để hỏi về việc thuê địa điểm tổ chức đám cưới, bộ phận lễ tân có thể cho ngay số của người có thể liên hệ.
Phí phạm hay làm sai chức năng?
Phí phạm hay làm sai chức năng?
Không chỉ có những địa chỉ trên, Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô cũng đã từ lâu trở thành địa điểm cưới bên cạnh việc tổ chức những chương trình văn hóa nghệ thuật. Trong khi đó, Cung Việt xô nằm ở một vị trí hết sức phù hợp, không xa trường ĐH Mỹ thuật là mấy. Với mặt bằng rộng, lại sở hữu một khoảng sân lớn, đây thực sự là địa chỉ đắt giá dành cho các sinh hoạt văn hóa, đặc biệt là dành cho giới trẻ.
Đề cập đến thực trạng trên, anh Nguyễn Đình Thành, Thạc sĩ Quản trị Văn hóa ĐH Paris 9 (Pháp) nói: "Tôi cho đây là sự phí phạm, lãng phí. Các công trình này nên được sử dụng với mục đích ban đầu của nó, nếu không cũng nên dành cho các hoạt động mang tính văn hóa, giáo dục ví dụ như tổ chức các cuộc triển lãm cho những họa sĩ hay nhiếp ảnh gia trẻ chứ không phải sử dụng vào mục đích thương mại mà cụ thể là việc tổ chức đám cưới".
Đề cập đến thực trạng trên, anh Nguyễn Đình Thành, Thạc sĩ Quản trị Văn hóa ĐH Paris 9 (Pháp) nói: "Tôi cho đây là sự phí phạm, lãng phí. Các công trình này nên được sử dụng với mục đích ban đầu của nó, nếu không cũng nên dành cho các hoạt động mang tính văn hóa, giáo dục ví dụ như tổ chức các cuộc triển lãm cho những họa sĩ hay nhiếp ảnh gia trẻ chứ không phải sử dụng vào mục đích thương mại mà cụ thể là việc tổ chức đám cưới".
Dù là công trình mới được đầu tư xây lại lên tới 60 tỷ đồng, rạp Công nhân vẫn tranh thủ chiếu phim khi không diễn kịch.Ảnh: Hoàng Vy |
Không đến nỗi phải chuyển sang tổ chức tiệc cưới như rạp Đại Nam, rạp Công nhân,
một công trình chào mừng Đại lễ khác mới được xây dựng lại với số tiền lên đến
gần 60 tỉ đồng cũng phải tìm cách kinh doanh thêm để tăng hiệu suất của nhà hát.
Ngoài việc diễn kịch, cũng giống như nhiều nhà hát khác, rạp Công nhân cho thuê
địa điểm tổ chức các chương trình nghệ thuật hay một số chương trình truyền
hình. Dịp Tết 2012, rạp Công nhân còn tổ chức chiếu phim. Đến thời điểm 14/2, đi
qua đây nhiều người vẫn thấy poster phim Hello Cô Ba và băng rôn quảng bá cho
bộ phim 4D mới của rạp... Kim Đồng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì đây là chương trình chiếu phim liên kết giữa rạp Kim Đồng và rạp Công nhân. Bà Vũ Thị Mai Phương, Giám đốc Trung tâm văn hoá Kim Đồng cho hay rạp Công nhân vẫn là địa điểm diễn kịch là chính nhưng do ở đây có một phòng chiếu nên dịp tết vừa qua hai rạp này đã bắt tay với nhau để khai thác thêm phim Tết. Doanh thu phim từ rạp Công nhân không đáng kể nhưng chiếu phim là cách để tận dụng rạp chiếu này vào những ngày Tết, tránh việc phải đóng cửa.
NSND Hoàng Dũng, Giám đốc Nhà hát Kịch HN cho biết rạp Công nhân có cả chức năng diễn kịch và chiếu phim, được trang bị máy chiếu nên thời gian qua rạp tổ chức chiếu phim thêm. Tuy nhiên, việc chiếu phim cũng chỉ mang tính thời điểm, khi nhà hát không có suất diễn kịch. Ông cho biết khi quyết định chiếu phim là nhà hát chấp nhận lỗ nhưng đây lại là việc cần thiết để khán giả quen dần với việc đây cũng là một địa điểm chiếu phim.
Việc các nhà hát, rạp chiếu phim, thậm chí là một trường ĐH cho thuê địa điểm để
tổ chức sự kiện hay kinh doanh thêm đã là điều không hiếm ở HN.
Bài sau: Người trong cuộc nói gì?
Hạnh PhươngTheo tìm hiểu của chúng tôi thì đây là chương trình chiếu phim liên kết giữa rạp Kim Đồng và rạp Công nhân. Bà Vũ Thị Mai Phương, Giám đốc Trung tâm văn hoá Kim Đồng cho hay rạp Công nhân vẫn là địa điểm diễn kịch là chính nhưng do ở đây có một phòng chiếu nên dịp tết vừa qua hai rạp này đã bắt tay với nhau để khai thác thêm phim Tết. Doanh thu phim từ rạp Công nhân không đáng kể nhưng chiếu phim là cách để tận dụng rạp chiếu này vào những ngày Tết, tránh việc phải đóng cửa.
NSND Hoàng Dũng, Giám đốc Nhà hát Kịch HN cho biết rạp Công nhân có cả chức năng diễn kịch và chiếu phim, được trang bị máy chiếu nên thời gian qua rạp tổ chức chiếu phim thêm. Tuy nhiên, việc chiếu phim cũng chỉ mang tính thời điểm, khi nhà hát không có suất diễn kịch. Ông cho biết khi quyết định chiếu phim là nhà hát chấp nhận lỗ nhưng đây lại là việc cần thiết để khán giả quen dần với việc đây cũng là một địa điểm chiếu phim.
Sau rạp Công nhân, một số nhà hát khác ở HN cũng đang có ý định kinh doanh thêm dịch vụ chiếu phim. Ảnh: Hoàng Vy |
Bài sau: Người trong cuộc nói gì?