- Lần đầu tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh trung học vừa được Bộ GD-ĐT tổ chức tại Bắc Ninh, hai học sinh lớp 11A2 của Trường THPT Nguyễn Tất Thành là Đinh Tiến Dũng và Hoàng Minh Quang, Hà Nội đã xuất sắc giành giải nhất lĩnh hóa học.

Đề tài "Nguyên cứu chế tạo vật liệu thu gom xử lý dầu tràn có chứa hạt nano sắt từ" của hai học sinh đã đồng thời dành giải nhì chung cuộc cuộc thi, giúp hai học sinh nhận được bằng khen của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra còn được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam VIFOTEC trao tặng bằng khen và giấy khen.

  {keywords}
Hai học sinh Đinh Tiến Dũng và Hoàng Minh Quang

Hoàng Minh Quang tâm sự, sự cố tràn dầu trên biển Vũng Tàu nhiều năm qua khiến các học sinh này đặt câu hỏi tại sao không thử nghiên cứu tìm cách hạn chế tình trạng này?

“Sản lượng sản xuất và tiêu thụ dầu hàng năm rất lớn, việc vận tải và rò rỉ trong khi khai thác, chế biến dầu mỏ lại thường xuyên gây ra những ô nhiễm nghiêm trọng. Sau khi trao đổi với thầy vật lý, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn của thày Nguyễn Tiến Dũng, chúng em bắt đầu nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp thu dầu trên cơ sở tổng hợp vật liệu polyme và hạt oxit sắt có từ tính” - cậu học sinh lớp 11 cho hay.

Sáu tháng vừa học vừa làm thí nghiệm, Đinh Tiến Dũng và Hoàng Minh Quang đã phải trải qua quãng thời gian tương đối vất vả. “Chúng em phải “tải” một lượng kiến thức lớn, lại phải dành nhiều thời gian cho phòng thí nghiệm nên việc sắp xếp thời gian vừa làm vừa học là rất khó” – Quang cho hay. Bù lại những ngày tháng vất vả, hai “nhà khoa học” sinh năm 1998 đã hái được những quả ngọt đầu tiên trong “sự nghiệp” nghiên cứu khoa học của mình.

Chia sẻ ngắn gọn về nghiên cứu của mình, Đinh Tiến Dũng cho hay, vật liệu sẽ được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp huyền phù hai monome là Styren và Divinylbenzen cùng với hạt nano oxit sắt từ đã được olet hóa bề mặt.

  {keywords}
Thầy và trò

Vật liệu có thể được thu gom sau khi hấp thu dầu bằng nam châm do từ tính của hạt nano oxit sắt từ, từ đó xử lý những vệt dầu loang một cách triệt để, tránh ô nhiễm môi trường.

Nhận xét về đề tài của hai nam sinh, các chuyên gia đều đánh giá cao bởi có thể đề tài mang tính ứng dụng cao.

Vật liệu có thể sản xuất với suy mô lớn để áp dụng trong hấp thu, xử lý dầu tràn một cách triệt để do giá thành rẻ, dễ chế tạo, dễ dàng thay thế cho các phương pháp xử lý dầu tràn hiện nay.

Anh Phương