Nguyễn Thanh Thúy (tức "cậu Thủy") không cho người khác gọi mình là nhà ngoại cảm mà tự xưng là "nhà tâm linh". Từng có tiền án, sau khi ra tù, ông Thúy chuyên hành nghề tìm mồ mả và của cải chôn dưới đất.

{keywords}
Người tự xưng là "nhà tâm linh", tức "cậu Thủy" (đeo kiếng)

Từng vào tù về tội lừa đảo

Theo điều tra của chúng tôi, Nguyễn Thanh Thúy (54 tuổi, quê quán tại thôn Ân Phú, xã Phú Lâm, H.Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) từng là công an. Nhưng ông Thúy đã bị loại khỏi ngành vì lạm dụng chức vụ và lừa đảo.

Trong Báo cáo kết quả giám sát khai quật, đại tá Nguyễn Văn Bình, Đội quy tập K72 của Bộ chỉ huy quân sự Bình Phước, nêu ý kiến: Cùng với Sở LĐ-TB-XH, Đội K72 thống nhất xác định đây không phải là hài cốt. Kiến nghị khai quật lại toàn bộ số hài cốt vừa an táng đem đi giám định ADN để đi kết luận cuối cùng một cách khoa học và chính xác.

Đích thân Phó giám đốc Võ Văn Mãng hai lần gửi công văn cho Cục Người có công, Bộ LĐ-TB-XH đề nghị giám định ADN và giám định xương cốt đã quy tập. 

Lần 1 ông Mãng gửi vào tháng 1.2013 và Cục Người có công đã thực hiện đề nghị này, chuyển mẩu đến đơn vị giám định.

Do quá trình giám định ADN kéo dài và mất rất nhiều thời gian nên khi có giấy xác nhận kết quả giám định gen, ngày 28.8, Cục Người có công đã có công văn thông báo kết quả giám định gửi Sở LĐ-TB-XH Bình Phước.

Sau khi ly dị vợ đầu, năm 1995, ông Thúy chung sống với bà Mẫn Thị Duyên (50 tuổi), cùng hành nghề cúng bái và tìm mồ mả thất lạc cho người dân địa phương và mấy tỉnh lân cận. Năm 1996, Thúy và Duyên bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt vì tội lừa đảo, chiếm dụng tài sản và sử dụng vũ khí quân dụng.

Sau đó, Thúy bị kết án 10 năm tù, Duyên 12 năm tù. Năm 2005, sau khi ra tù, ông Thúy tiếp tục hành nghề “thấu thị”, tìm mồ mả và bắt đầu nhận tìm mộ liệt sĩ với biệt danh tự xưng là “cậu Thủy”.

Quy trình tìm kiếm như sau: Người thân đến tìm “cậu Thủy” và đặt cọc số tiền 15 - 20 triệu đồng. 

Sau vài tháng, “cậu” gọi đi đến một nơi hoang vắng, sau đó bảo nhập vong. Vong sẽ đưa đến nơi mà đào khoảng 0,5 đến 1 mét là thấy xương vụn kèm di vật có khắc tên. Sau đó, gia đình của liệt sĩ sẽ trả thêm cho cậu khoảng 100 triệu đồng.

Những cuộc tìm kiếm "thành công" của vợ chồng Thúy để lại rất nhiều nghi vấn.

Như trường hợp liệt sĩ Hoàng Văn Tố, hy sinh tại Phong Điền, Thừa Thiên-Huế, cách làng Vây hơn 100 cây số. Vậy mà Thúy lại nói liệt sĩ Tố nằm tại làng này.

44 năm đã qua, xương thì vụn nát mà chiếc mũ cối kèm theo vẫn còn nguyên lớp giấy bồi, không mủn. Dép cao su còn mới nguyên có đục tên, lớp đất đen mà Thúy bảo là xương thịt liệt sĩ hóa thành lại là bùn được rải một lớp mỏng.

Liệt sĩ Trần Văn Thực hy sinh tận Quân khu 9 nhưng Thúy dẫn gia đình ra đến Cam Lộ, Quảng Trị và đưa về một nhúm xương vụn với chi phí lên đến 120 triệu đồng.

Với những cuộc tìm kiếm được trả công hậu hỉ, vợ chồng Thúy - Duyên phất lên nhanh chóng.

Gắn chặt với ngân hàng

Không phải đợi đến vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS) ở Lâm Xuân, xã Gio Mai (H.Gio Linh, Quảng Trị) (như PV đã tường thuật trong bài 1) mà sự kết hợp của "nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXHVN) mới bắt đầu.

{keywords}
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đã tiến hành đối chứng, kiểm tra việc quy tập hài cốt liệt sĩ mà "cậu Thủy" và một ngân hàng thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hôm 25.7...

Theo thống kê của chúng tôi, đã có đến 105 trường hợp HCLS được cả Thúy và NHCSXHVN tìm được, với chi phí bồi dưỡng cho "nhà tâm linh" là 75 triệu đồng/trường hợp.

Cuối tháng 12.2012, “cậu Thủy” và NHCSXHVN đã tổ chức quy tập HCLS tại xã Ea H’Leo, bàn giao 31 HCLS cho tỉnh Đắk Lắk. Cũng với một kịch bản tương tự tại Quảng Trị, chỉ có người nhà “cậu Thủy” và nhân viên NH được tham gia tìm kiếm, cất bốc. Đội quy tập F320 chỉ đứng ngoài chứng kiến.

Đáng chú ý là tại địa điểm khai quật (khu vực km 105, gần cầu 110, thôn 1, xã Ea H’leo), theo xác minh của Cục Chính trị, Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 thì không thấy có đơn vị nào hoặc trận đánh nào thuộc Mặt trận Tây nguyên - Quân đoàn 3 tại đó. Cũng không có thông tin về liệt sĩ nào hy sinh và được mai táng tại khu vực đó.

Ngoài ra, trong danh sách 5 liệt sĩ được xác định danh tính tại đó thì có người có thời điểm hy sinh cách nhau đến 4 năm.

Sự phi lý càng lộ rõ khi liệt sĩ Nguyễn Văn Hải hy sinh năm 1969 tại Quảng Trị, còn liệt sĩ Mẫn Bá Phùng (họ hàng Mẫn Thị Duyên, hiện đồng đội vẫn còn sống) ngã xuống năm 1968 tại Đông Nam bộ nhưng xương cốt của họ lại lại nằm chung với nhau tại mảnh đất Tây nguyên.

{keywords}
.... và Bộ chỉ huy quân sự Quảng Trị nhận thấy các rễ cây ở lớp đất phía trên hố khai quật đều đã bị cắt từ trước

Tháng 2, tại Bình Phước, hình ảnh “cậu Thủy” cùng dàn nhân viên áo thun xanh đồng phục của NHCSXHVN lại xuất hiện rầm rộ trong một cuộc quy tập mới ở P.Hưng Chiến, H.Bình Long.

Có tổng cộng 15 HCLS được “cậu Thủy” và các nhân viên NH tìm thấy trong cuộc quy tập này. Tuy nhiên, vẫn là những mảng miếng, kịch bản và nghi vấn y chang những lần trước.

Ông Võ Văn Mãng, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH) Bình Phước, cùng đại tá Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng Đội quy tập K72, đều bức xúc cho rằng đây là sự lừa bịp rõ ràng.

Trong Báo cáo kết quả giám sát khai quật, đại tá Bình nêu ý kiến: Cùng với Sở LĐ-TB-XH, đội K72 thống nhất xác định đây không phải là hài cốt. Kiến nghị khai quật lại toàn bộ số hài cốt vừa an táng đem đi giám định ADN để có kết luận cuối cùng một cách khoa học và chính xác.

Đích thân Phó giám đốc Võ Văn Mãng hai lần gửi công văn cho Cục Người có công, Bộ LĐ-TB-XH đề nghị giám định ADN và giám định xương cốt đã quy tập. 

Lần 1 ông Mãng gửi vào tháng 1.2013 và Cục Người có công đã thực hiện đề nghị này, chuyển mẩu đến đơn vị giám định. 

Do quá trình giám định ADN kéo dài và mất rất nhiều thời gian nên khi có giấy xác nhận kết quả giám định gen, ngày 28.8, Cục Người có công đã có công văn thông báo kết quả giám định gửi Sở LĐ-TB-XH Bình Phước.

(Theo Thanh niên)