Nhiều chủ khách sạn tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thông báo hết phòng dịp lễ 30.4 và 1.5, còn giá phòng tăng gấp ba đến bốn lần so với quy định.
Trong vai một người có nhu cầu đặt phòng dịp lễ 30.4 và 1.5 sắp tới, nhưng nhiều khách sạn nhỏ dọc đường Trần Phú thông báo đã hết phòng. Sự thực là những ông chủ khách sạn này đang “đầu cơ” phòng, đợi đến cận ngày lễ mới bung ra. Một số khách sạn thông báo còn phòng thì giá được đẩy lên gấp nhiều lần.
Tại một số khách sạn trong hẻm 64 B Trần Phú, thành phố Nha Trang thông báo còn phòng. Đây vốn là những phòng ở gia đình được hoán cải để làm phòng khách sạn, tiện nghi, nội thất, trang bị đều ở mức tối thiểu. Phòng rộng khoảng chục mét vuông nhưng được kê 3,4 giường. Giá phòng niêm yết công khai, đăng ký với cơ quan chức năng chỉ từ 120 đến 200 ngàn nhưng đang được bán với giá khoảng 400 ngàn. Dịp lễ sắp tới được đẩy lên đến 800 ngàn, gấp 3,4 lần giá đăng ký.
Giá quá cao, nhân viên lễ tân đề nghị bốn, năm người ngủ chung trong các phòng chật hẹp. Oanh, một nhân viên lễ tân tại khách sạn Nam Phương, ở hẻm 64 đường Trần Phú nơi có giá phòng niêm yết không đến 200 ngàn cho biết đang bán 350 ngàn/phòng. Ngày lễ lên đến 800 ngàn, phòng đang kê ba giường 1m2, có thể ở được năm người. “Đông người, chia nhau cho rẻ. Còn người ta muốn ở riêng thì phải chịu cái giá nó như vậy”, Oanh nói.
Tình trạng chặt chém tại các khách sạn nhỏ dọc mặt tiền đường Trần Quang Khải, Trần Phú càng khủng khiếp hơn. Các khách sạn đều niêm yết công khai giá phòng tại nơi dễ nhìn, với mức giá vừa phải khoảng 200 ngàn, nhưng dịp lễ đã đẩy lên 800 ngàn, thậm chí cao hơn. Đặc biệt giá phòng đã bị chủ khách sạn tăng quá mức đăng ký ba, bốn lần, sau đó lại bị những người gọi “cò” mua lại để tăng giá gấp đôi. Như vậy, một phòng khách sạn giá đăng ký chưa đến 300 ngàn nhưng đã bị đẩy lên 1,5 triệu. Thiệt thòi, thì du khách phải gánh chịu. “Cả dãy phố, khách sạn nào cũng tăng, mình không tăng lỗ thì sao. Mấy cò mua phòng của em 800 ngàn sau đó bán cho khách với giá 1,5 triệu, khách đến ở chửi ầm”, lễ tân khách sạn Peace Blue cho biết.
Toàn tỉnh Khánh Hoà hiện có hơn 500 cơ sở lưu trú với hơn 10 ngàn phòng đủ đáp ứng nhu cầu cho du khách trong các dịp cao điểm. Tuy vậy, do du khách thiếu thông tin và ý thức kém của những người kinh doanh nên cứ đến dịp cao điểm như dịp lễ, Tết thì lại xảy ra tình trạng tăng giá phòng quá mức quy định, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của địa phương.
Việc kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng cũng chỉ được vài chục khách sạn, không đạt hiệu quả như mong muốn. Ông Bùi Xuân Lương, trưởng phòng nghiệp vụ du lịch, sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Khánh Hòa thừa nhận “Tổ chức đoàn đi kiểm tra, các sai phạm đều được phát hiện để xử lý một cách nghiêm minh. Cái khó là không đủ lực lượng đi kiểm tra, chỉ kiểm tra ở mức độ vừa phải theo kiểu kiểm tra ngẫu nhiên. Thường sai phạm ở khách sạn nhỏ”.
(Theo SGTT)
Trong vai một người có nhu cầu đặt phòng dịp lễ 30.4 và 1.5 sắp tới, nhưng nhiều khách sạn nhỏ dọc đường Trần Phú thông báo đã hết phòng. Sự thực là những ông chủ khách sạn này đang “đầu cơ” phòng, đợi đến cận ngày lễ mới bung ra. Một số khách sạn thông báo còn phòng thì giá được đẩy lên gấp nhiều lần.
Tại một số khách sạn trong hẻm 64 B Trần Phú, thành phố Nha Trang thông báo còn phòng. Đây vốn là những phòng ở gia đình được hoán cải để làm phòng khách sạn, tiện nghi, nội thất, trang bị đều ở mức tối thiểu. Phòng rộng khoảng chục mét vuông nhưng được kê 3,4 giường. Giá phòng niêm yết công khai, đăng ký với cơ quan chức năng chỉ từ 120 đến 200 ngàn nhưng đang được bán với giá khoảng 400 ngàn. Dịp lễ sắp tới được đẩy lên đến 800 ngàn, gấp 3,4 lần giá đăng ký.
Giá quá cao, nhân viên lễ tân đề nghị bốn, năm người ngủ chung trong các phòng chật hẹp. Oanh, một nhân viên lễ tân tại khách sạn Nam Phương, ở hẻm 64 đường Trần Phú nơi có giá phòng niêm yết không đến 200 ngàn cho biết đang bán 350 ngàn/phòng. Ngày lễ lên đến 800 ngàn, phòng đang kê ba giường 1m2, có thể ở được năm người. “Đông người, chia nhau cho rẻ. Còn người ta muốn ở riêng thì phải chịu cái giá nó như vậy”, Oanh nói.
Tình trạng chặt chém tại các khách sạn nhỏ dọc mặt tiền đường Trần Quang Khải, Trần Phú càng khủng khiếp hơn. Các khách sạn đều niêm yết công khai giá phòng tại nơi dễ nhìn, với mức giá vừa phải khoảng 200 ngàn, nhưng dịp lễ đã đẩy lên 800 ngàn, thậm chí cao hơn. Đặc biệt giá phòng đã bị chủ khách sạn tăng quá mức đăng ký ba, bốn lần, sau đó lại bị những người gọi “cò” mua lại để tăng giá gấp đôi. Như vậy, một phòng khách sạn giá đăng ký chưa đến 300 ngàn nhưng đã bị đẩy lên 1,5 triệu. Thiệt thòi, thì du khách phải gánh chịu. “Cả dãy phố, khách sạn nào cũng tăng, mình không tăng lỗ thì sao. Mấy cò mua phòng của em 800 ngàn sau đó bán cho khách với giá 1,5 triệu, khách đến ở chửi ầm”, lễ tân khách sạn Peace Blue cho biết.
Toàn tỉnh Khánh Hoà hiện có hơn 500 cơ sở lưu trú với hơn 10 ngàn phòng đủ đáp ứng nhu cầu cho du khách trong các dịp cao điểm. Tuy vậy, do du khách thiếu thông tin và ý thức kém của những người kinh doanh nên cứ đến dịp cao điểm như dịp lễ, Tết thì lại xảy ra tình trạng tăng giá phòng quá mức quy định, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của địa phương.
Việc kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng cũng chỉ được vài chục khách sạn, không đạt hiệu quả như mong muốn. Ông Bùi Xuân Lương, trưởng phòng nghiệp vụ du lịch, sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Khánh Hòa thừa nhận “Tổ chức đoàn đi kiểm tra, các sai phạm đều được phát hiện để xử lý một cách nghiêm minh. Cái khó là không đủ lực lượng đi kiểm tra, chỉ kiểm tra ở mức độ vừa phải theo kiểu kiểm tra ngẫu nhiên. Thường sai phạm ở khách sạn nhỏ”.
(Theo SGTT)