Những ai từng say sưa với những tác phẩm Nga một thời như Truyện ngắn Sêkhốp, Đaghextan của tôi, Cánh buồm đỏ thắm, Một mình với mùa thu... không thể không biết đến dịch giả Phan Hồng Giang. Ông tên thật là Nguyễn Đức Hân, sinh năm 1941 tại Huế, và cho đến giờ vẫn tiếp tục hành trình đến với những áng văn chương đẹp đồng hành cùng công việc nghiên cứu và phê bình văn học.
Là một trong những dịch giả đầu tiên giúp độc giả trong nước tiếp cận các tác phẩm văn chương Nga từ nguyên bản vào giữa thập kỷ 1960, hẳn ông có niềm vui của người “khai phá”?
Trong bối cảnh của cuộc chiến chống Mỹ cứu nước và tất cả tập trung cho tiền tuyến thì việc dịch những tác phẩm “tình yêu vớ vẩn” đó của tôi thực ra không được hoan nghênh. Thậm chí, lúc đó tôi đã hiểu rằng, dịch là một nghề không phải không nguy hiểm.
Có nghĩa đó là một thành công phải trả giá?
Năm 1967 – 1968, khi về công tác ở viện Văn học, tại nơi sơ tán tôi đã chọn Bunhin, Sêkhốp… để dịch và từ đó, những bản dịch đánh máy được chuyền tay nhau đọc ngay trong viện. Vì thế mà tôi bị quy kết đã “lưu truyền tác phẩm đồi truỵ”; truyện ngắn Người đàn bà và con chó nhỏ của Sêkhốp bị phê là “ngoại tình, phù phiếm”, còn Say nắng của Bunhin bị cho là “khích lệ những mối tình thoáng qua”… Rồi tôi đã phải chuyển sang hội Nhà văn với lời nhắc nhở “cần uốn nắn, giáo dục” và “trước mắt không nên cho viết”…
Ông còn nhớ cha mình, nhà văn Hoài Thanh đã tỏ chủ kiến ra sao trước vụ việc?
“Văn chương đẹp mê hồn! Nhưng lúc này thì chưa in được!” – cha tôi đọc những tác phẩm trên qua bản dịch của tôi và nói vậy. Mãi đến năm 1978, tập Truyện ngắn Sêkhốp mới được in, còn Nàng Lika của Bunhin in sau đó và còn được nhận giải thưởng tác phẩm văn học dịch của hội Nhà văn.
Ông nghĩ sao về nhận xét văn học dịch hiện tại đang phát triển rất… tự phát do phụ thuộc chủ yếu vào những nỗ lực, trách nhiệm cá nhân?
Có những cái được khen chưa chắc là đã hay, và những cái bị chê chưa chắc là đã dở.
Tôi cũng có cảm giác đó. Vấn đề xây dựng đội ngũ dịch, chính sách đào tạo trong bối cảnh nhiều dịch giả đều tuổi cao, hoặc đã mất… thì các nhà xuất bản đơn lẻ không thể làm được. Hơn nữa, đây là lúc lực lượng dịch thuật cả nước nên tập hợp lại (ở các nước thường tổ chức viện dịch thuật), có bộ máy, có kinh phí và có kế hoạch, tránh được những bất cập và xoá bỏ được tình trạng nhảm nhí như xé một cuốn sách cho nhiều người cùng dịch, rồi gộp nó lại; có dịch giả trở thành cai đầu dài, chia sách ra cho học trò dịch, rồi hiệu đính sơ qua là xong…
Ông còn nhớ, lần đầu tiên được đọc tác phẩm Thi nhân Việt Nam của cha mình là khi nào?
Tôi sinh ra khi cha tôi và chú tôi (Hoài Thanh – Hoài Chân) đang viết Thi nhân Việt Nam. Khoảng bảy, tám năm sau, tôi bắt đầu học chữ, cha tôi đã bắt tôi đọc thuộc lòng nhiều bài thơ hay mà cụ tuyển vào tập sách, ví như bài Nghỉ hè của Xuân Tâm, Trưa hè của Anh Thơ, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ… và tôi đã thuộc những bài thơ đó một cách vô thức. Cho đến năm cuối cấp ba, cuốn sách của cha mới thực sự là sách “nằm lòng” của tôi, một cậu học sinh lớp 10. Bấy giờ, Thi nhân Việt Nam bị coi là sách “cấm”, chỉ có bản in rônêo “lưu hành nội bộ”; lúc đó tôi mới thấy hết những cái hay cái đẹp, cái tinh tế trong những lời bình mà cha tôi đã viết. Trong tôi đã cộm lên câu hỏi tại sao mà chưa thể trả lời… Từ phút đó, tôi bắt đầu thấy rằng có những cái được khen chưa chắc là đã hay, và những cái bị chê chưa chắc là đã dở!
Vẻ đẹp thực sự của văn chương sẽ được trả lại qua thời gian mà không thể bị lu mờ bởi những võ đoán, những đánh giá thời thượng.
Nối tiếp truyền thống gia đình, nhiệt tình phê bình văn học trong ông đã được duy trì ra sao?
Nếu khen không đúng, chê không phải mà vẫn làm, viết cái không như mình nghĩ mà vẫn viết, thì không nên làm phê bình làm gì. Đó là lý do tôi chuyển sang dịch và nghiên cứu văn học nước ngoài – mảnh đất vừa có ích vừa an toàn. Nhưng đó là thời điểm sau này, khi chiến tranh đã chấm dứt…
Là thành viên nhiều hội đồng: dịch, lý luận phê bình của hội Nhà văn, hội đồng Lý luận Trung ương, hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia… ông vẫn luôn giữ “nhiệt tình” phản biện?
Tôi luôn quan tâm sự phản biện và muốn nghe phản biện. Nếu chỉ giơ tay tán thành mà thôi thì chẳng nên vào hội đồng làm gì.
Dường như cuộc đời đã rất ưu ái ông: sinh ra trong một gia đình nhà văn nổi tiếng; được đào tạo bài bản; được cộng tác, làm việc với nhiều văn sĩ, trí thức lớn của đất nước…
Nếu khen không đúng, chê không phải mà vẫn làm, viết cái không như mình nghĩ mà vẫn viết, thì không nên làm phê bình làm gì.
Thật may mắn khi có những người bạn của cha tôi như ông Tố Hữu, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư… biết tôi từ bé và khi tôi lớn rồi vẫn coi tôi như đứa trẻ. Vì quý bố mà quý con, luôn quan tâm, ủng hộ… Nhà thơ Chế Lan Viên “bảo lãnh” tôi khi có người đến thẩm tra hồ sơ đi nghiên cứu sinh nước ngoài. Vừa làm xong luận án phó tiến sĩ ở Nga và đang định về nước, nhà văn Hoàng Ngọc Hiến đã viết thư khuyến khích tôi ở lại làm tiến sĩ khoa học”. Tôi là cấp dưới của ông ở khoa viết văn trường đại học Văn hoá, nhưng ông vẫn khuyến khích tôi vượt ông về bằng cấp. Những trí thức thực sự thường không sợ cấp dưới có bằng cấp cao hơn mình vì họ biết dùng người và không sợ người giỏi. Đó cũng là người không chạy theo bằng cấp, học hàm; xung quanh người ta sôi sục làm hồ sơ để được phong phó giáo sư, giáo sư, ông thì không, nhưng ông vẫn là giáo sư trong lòng học trò và nhân dân… Những giá trị thực sự thì không cần đến sự trang điểm.
Từng là viện trưởng viện Văn hoá – nghệ thuật Việt Nam, ông nghĩ thế nào về cách ứng xử cần có đối với trí thức ngày nay?
Tôi nghĩ, vấn đề quan trọng hàng đầu không nằm ở sự đãi ngộ thế nào, mà lớn hơn là giới trí thức nước ta thời kỳ nào cũng luôn mong muốn đóng góp được nhiều nhất những ý tưởng, trí tuệ của họ cho sự nghiệp chung của đất nước, do đó họ sẵn sàng sống không giàu có để những tâm huyết, đề xuất của họ được ủng hộ và triển khai vào cuộc sống! Tôi rất thích một ngạn ngữ Nga: “Phượng hoàng có thể bay thấp hơn gà nhưng gà không thể bay cao bằng phượng hoàng”.
Cách đây vài năm, dư luận xôn xao khi ông với vai trò hiệu trưởng trường viết văn Nguyễn Du cùng hai thành viên lãnh đạo là nhà văn Ma Văn Kháng và nhà thơ Vũ Quần Phương làm đơn từ chức…
Cũng nhiều người nói với tôi như vậy. Bởi xu hướng chung là chạy chức, chạy quyền, có ai được giao chức giao quyền, không “phốt” gì mà bỗng dưng xin từ…
Nửa thế kỷ tham dự và trải nghiệm với nền văn học nước nhà ở nhiều vị trí khác nhau: lý luận phê bình, dịch thuật, nghiên cứu, đào tạo… ông đánh giá ra sao về lực lượng viết văn hôm nay?
Người say mê văn chương thì nhiều nhưng người tài thực sự không nhiều, đó cũng là quy luật. Người viết thường bị cạn vốn sau một vài tác phẩm đầu tiên. Họ thừa khát vọng nhưng lại thiếu nhiều thứ: kỹ năng cầm bút, năng lực ngôn từ, thiếu khuyết kiến thức nền tảng… cũng như chưa hiểu biết thấu đáo về thời cuộc, đời sống đương đại. Là nhà văn, phải hiểu cuộc sống chân tơ kẽ tóc thì mới viết được. Bên cạnh đó là một tinh thần làm việc quên mình. Đó là một nghề cực nhọc, một công việc khổ sai, lao tâm khổ tứ, nếu chưa sẵn sàng thì đừng chọn nó. Viết văn không phải là một cuộc dạo chơi như có người nói…
Có phải các nhà văn – trong đó có ông, vẫn mắc nợ công chúng về việc mấy chục năm qua hầu như chưa có tác phẩm đỉnh cao được thừa nhận?
Việc này, phải “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Giới văn sĩ phải trách mình trước mà không thể đổ lỗi cho cơ chế. Vì cái tài chưa đủ tầm và tài luôn là của hiếm. Gần trăm năm trước, ta đã có tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ đầu tiên, đến nay thử nghĩ đã có bao nhiêu tên tuổi được lưu danh: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Tuân… Tất cả họ đều thành danh trước 1945. Sau đó ít hơn. Có chăng Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh là đã đánh dấu được một bước tiến đáng kể về bút pháp, tính nghệ thuật… Đáng buồn là một số người được đánh giá cao ở ngoài nước lại không được đánh giá tương tự ở trong nước. Ngoài ra, một số người viết yếu bóng vía luôn tự kiểm duyệt tác phẩm của mình và vô hình trung đã hạn chế sự bứt phá của ngòi bút. Chưa kể là có thể có tác phẩm lớn rồi mà lại chưa được nhìn nhận đúng mức. Mặt khác, trình độ dân trí chưa cao cũng là một hạn chế, chưa gây áp lực lớn đối với người viết và để họ tự dễ dãi với mình, dẫn đến việc không có những tác phẩm lớn ra đời. Văn hoá đọc hiện có xu hướng nặng về giải trí, khiến văn học thị trường của Mỹ, Trung Quốc áp đảo. Ra hiệu sách sẽ thấy, sách tử tế rất kén độc giả.
Một trong những quan tâm của ông là giáo dục. Triết lý giáo dục mà ông tâm huyết là xác lập “hệ giá trị căn bản của con người”, vậy hệ giá trị ấy cần thích ứng với thời đại ra sao?
Mục đích cao nhất của giáo dục là dạy cách làm người. Thời phong kiến là tư tưởng “trung quân”, vua bảo chết là chết, đó là giá trị làm người cao nhất. Nhưng, theo tôi, không có giá trị nào cao hơn sự sống. Ngay cả trong chiến tranh, sự sống vẫn là giá trị cao nhất dù rằng “cảm tử cho tổ quốc quyết sinh” đã là một giá trị sáng ngời thời chiến. Vậy thời bình thì sao?
Vì sao tai nạn giao thông nhiều? Vì người ta chưa biết quý trọng sự sống. Trong mọi hoàn cảnh, quý trọng sự sống, phẩm giá của mình và đồng loại, đó là văn hoá. Một số vấn đề khác nữa, như phải biết thừa nhận “bách nhân bách tính”, để tránh những chia rẽ, ly tán…
Một khái niệm mà ông đã đặt bút: “biết sống hạnh phúc”. Chữ “biết” đó, khó lắm thưa ông!
Tất nhiên rồi. Như có người nói, tại sao bây giờ đời sống cao hơn, mà cảm giác hạnh phúc lại ít có hơn! Tôi nghĩ, biết thế nào là đủ, tự hài lòng và thanh thản – đó là cốt lõi của hạnh phúc. Hạnh phúc luôn là một giá trị tinh thần, là một cảm nhận hoàn toàn riêng tư và có sự co giãn của nó…
Từ thời trẻ, ông đã thiên về dịch những tuyệt tác văn học về tình yêu… Tình yêu với ông có gương mặt như thế nào?
Hàng ngàn năm nay, như Lep Tônxtôi từng viết, cái đói và cái yêu luôn kiềm toả con người, ở mọi lứa tuổi. Nhưng nay tôi già rồi, tôi chỉ là người quan sát nó mà thôi… Tôi thấy nó hiện diện ngay trong cuộc sống xô bồ, trong thời đại tiêu dùng lên ngôi, trong cả sự tính toán thị trường. Cuộc sống luôn có chỗ cho nó và nó chính là đặc ân của cuộc sống. Cũng như cái đẹp, tình yêu khiến thế giới không còn buồn tẻ và nhàm chán… Điều đó cũng có nghĩa, sự vô cảm là kẻ thù của hạnh phúc, của nghệ thuật!
Ông từng phát biểu: “Ở tuổi này, không còn điều gì khiến tôi ngạc nhiên nữa”…
Khi đã đi qua hết những ngạc nhiên, người ta sẽ không còn thấy ngạc nhiên nữa… Nhìn lại, tôi cũng mắc những sai lầm. Nhưng tôi chấp nhận nó. Cuộc đời con người diễn ra như nó phải thế, làm sao sửa sai được? Vấn đề là sống trên đời thì phải có niềm say mê, phải chọn đúng nghề. Đã làm người thì không thể sống được chăng hay chớ. Đó là điều sinh thời cha tôi đã dặn…
Cảm ơn ông.
Theo Kim Hoa Sài Gòn Tiếp Thị
|
Chân dung hội hoạ: Hoàng Tường |
Là một trong những dịch giả đầu tiên giúp độc giả trong nước tiếp cận các tác phẩm văn chương Nga từ nguyên bản vào giữa thập kỷ 1960, hẳn ông có niềm vui của người “khai phá”?
Trong bối cảnh của cuộc chiến chống Mỹ cứu nước và tất cả tập trung cho tiền tuyến thì việc dịch những tác phẩm “tình yêu vớ vẩn” đó của tôi thực ra không được hoan nghênh. Thậm chí, lúc đó tôi đã hiểu rằng, dịch là một nghề không phải không nguy hiểm.
Có nghĩa đó là một thành công phải trả giá?
Năm 1967 – 1968, khi về công tác ở viện Văn học, tại nơi sơ tán tôi đã chọn Bunhin, Sêkhốp… để dịch và từ đó, những bản dịch đánh máy được chuyền tay nhau đọc ngay trong viện. Vì thế mà tôi bị quy kết đã “lưu truyền tác phẩm đồi truỵ”; truyện ngắn Người đàn bà và con chó nhỏ của Sêkhốp bị phê là “ngoại tình, phù phiếm”, còn Say nắng của Bunhin bị cho là “khích lệ những mối tình thoáng qua”… Rồi tôi đã phải chuyển sang hội Nhà văn với lời nhắc nhở “cần uốn nắn, giáo dục” và “trước mắt không nên cho viết”…
Ông còn nhớ cha mình, nhà văn Hoài Thanh đã tỏ chủ kiến ra sao trước vụ việc?
“Văn chương đẹp mê hồn! Nhưng lúc này thì chưa in được!” – cha tôi đọc những tác phẩm trên qua bản dịch của tôi và nói vậy. Mãi đến năm 1978, tập Truyện ngắn Sêkhốp mới được in, còn Nàng Lika của Bunhin in sau đó và còn được nhận giải thưởng tác phẩm văn học dịch của hội Nhà văn.
Ông nghĩ sao về nhận xét văn học dịch hiện tại đang phát triển rất… tự phát do phụ thuộc chủ yếu vào những nỗ lực, trách nhiệm cá nhân?
Có những cái được khen chưa chắc là đã hay, và những cái bị chê chưa chắc là đã dở.
Tôi cũng có cảm giác đó. Vấn đề xây dựng đội ngũ dịch, chính sách đào tạo trong bối cảnh nhiều dịch giả đều tuổi cao, hoặc đã mất… thì các nhà xuất bản đơn lẻ không thể làm được. Hơn nữa, đây là lúc lực lượng dịch thuật cả nước nên tập hợp lại (ở các nước thường tổ chức viện dịch thuật), có bộ máy, có kinh phí và có kế hoạch, tránh được những bất cập và xoá bỏ được tình trạng nhảm nhí như xé một cuốn sách cho nhiều người cùng dịch, rồi gộp nó lại; có dịch giả trở thành cai đầu dài, chia sách ra cho học trò dịch, rồi hiệu đính sơ qua là xong…
Ông còn nhớ, lần đầu tiên được đọc tác phẩm Thi nhân Việt Nam của cha mình là khi nào?
Tôi sinh ra khi cha tôi và chú tôi (Hoài Thanh – Hoài Chân) đang viết Thi nhân Việt Nam. Khoảng bảy, tám năm sau, tôi bắt đầu học chữ, cha tôi đã bắt tôi đọc thuộc lòng nhiều bài thơ hay mà cụ tuyển vào tập sách, ví như bài Nghỉ hè của Xuân Tâm, Trưa hè của Anh Thơ, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ… và tôi đã thuộc những bài thơ đó một cách vô thức. Cho đến năm cuối cấp ba, cuốn sách của cha mới thực sự là sách “nằm lòng” của tôi, một cậu học sinh lớp 10. Bấy giờ, Thi nhân Việt Nam bị coi là sách “cấm”, chỉ có bản in rônêo “lưu hành nội bộ”; lúc đó tôi mới thấy hết những cái hay cái đẹp, cái tinh tế trong những lời bình mà cha tôi đã viết. Trong tôi đã cộm lên câu hỏi tại sao mà chưa thể trả lời… Từ phút đó, tôi bắt đầu thấy rằng có những cái được khen chưa chắc là đã hay, và những cái bị chê chưa chắc là đã dở!
Vẻ đẹp thực sự của văn chương sẽ được trả lại qua thời gian mà không thể bị lu mờ bởi những võ đoán, những đánh giá thời thượng.
Nối tiếp truyền thống gia đình, nhiệt tình phê bình văn học trong ông đã được duy trì ra sao?
Nếu khen không đúng, chê không phải mà vẫn làm, viết cái không như mình nghĩ mà vẫn viết, thì không nên làm phê bình làm gì. Đó là lý do tôi chuyển sang dịch và nghiên cứu văn học nước ngoài – mảnh đất vừa có ích vừa an toàn. Nhưng đó là thời điểm sau này, khi chiến tranh đã chấm dứt…
Là thành viên nhiều hội đồng: dịch, lý luận phê bình của hội Nhà văn, hội đồng Lý luận Trung ương, hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia… ông vẫn luôn giữ “nhiệt tình” phản biện?
Tôi luôn quan tâm sự phản biện và muốn nghe phản biện. Nếu chỉ giơ tay tán thành mà thôi thì chẳng nên vào hội đồng làm gì.
Dường như cuộc đời đã rất ưu ái ông: sinh ra trong một gia đình nhà văn nổi tiếng; được đào tạo bài bản; được cộng tác, làm việc với nhiều văn sĩ, trí thức lớn của đất nước…
Nếu khen không đúng, chê không phải mà vẫn làm, viết cái không như mình nghĩ mà vẫn viết, thì không nên làm phê bình làm gì.
Thật may mắn khi có những người bạn của cha tôi như ông Tố Hữu, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư… biết tôi từ bé và khi tôi lớn rồi vẫn coi tôi như đứa trẻ. Vì quý bố mà quý con, luôn quan tâm, ủng hộ… Nhà thơ Chế Lan Viên “bảo lãnh” tôi khi có người đến thẩm tra hồ sơ đi nghiên cứu sinh nước ngoài. Vừa làm xong luận án phó tiến sĩ ở Nga và đang định về nước, nhà văn Hoàng Ngọc Hiến đã viết thư khuyến khích tôi ở lại làm tiến sĩ khoa học”. Tôi là cấp dưới của ông ở khoa viết văn trường đại học Văn hoá, nhưng ông vẫn khuyến khích tôi vượt ông về bằng cấp. Những trí thức thực sự thường không sợ cấp dưới có bằng cấp cao hơn mình vì họ biết dùng người và không sợ người giỏi. Đó cũng là người không chạy theo bằng cấp, học hàm; xung quanh người ta sôi sục làm hồ sơ để được phong phó giáo sư, giáo sư, ông thì không, nhưng ông vẫn là giáo sư trong lòng học trò và nhân dân… Những giá trị thực sự thì không cần đến sự trang điểm.
Từng là viện trưởng viện Văn hoá – nghệ thuật Việt Nam, ông nghĩ thế nào về cách ứng xử cần có đối với trí thức ngày nay?
Tôi nghĩ, vấn đề quan trọng hàng đầu không nằm ở sự đãi ngộ thế nào, mà lớn hơn là giới trí thức nước ta thời kỳ nào cũng luôn mong muốn đóng góp được nhiều nhất những ý tưởng, trí tuệ của họ cho sự nghiệp chung của đất nước, do đó họ sẵn sàng sống không giàu có để những tâm huyết, đề xuất của họ được ủng hộ và triển khai vào cuộc sống! Tôi rất thích một ngạn ngữ Nga: “Phượng hoàng có thể bay thấp hơn gà nhưng gà không thể bay cao bằng phượng hoàng”.
Cách đây vài năm, dư luận xôn xao khi ông với vai trò hiệu trưởng trường viết văn Nguyễn Du cùng hai thành viên lãnh đạo là nhà văn Ma Văn Kháng và nhà thơ Vũ Quần Phương làm đơn từ chức…
Cũng nhiều người nói với tôi như vậy. Bởi xu hướng chung là chạy chức, chạy quyền, có ai được giao chức giao quyền, không “phốt” gì mà bỗng dưng xin từ…
Nửa thế kỷ tham dự và trải nghiệm với nền văn học nước nhà ở nhiều vị trí khác nhau: lý luận phê bình, dịch thuật, nghiên cứu, đào tạo… ông đánh giá ra sao về lực lượng viết văn hôm nay?
Người say mê văn chương thì nhiều nhưng người tài thực sự không nhiều, đó cũng là quy luật. Người viết thường bị cạn vốn sau một vài tác phẩm đầu tiên. Họ thừa khát vọng nhưng lại thiếu nhiều thứ: kỹ năng cầm bút, năng lực ngôn từ, thiếu khuyết kiến thức nền tảng… cũng như chưa hiểu biết thấu đáo về thời cuộc, đời sống đương đại. Là nhà văn, phải hiểu cuộc sống chân tơ kẽ tóc thì mới viết được. Bên cạnh đó là một tinh thần làm việc quên mình. Đó là một nghề cực nhọc, một công việc khổ sai, lao tâm khổ tứ, nếu chưa sẵn sàng thì đừng chọn nó. Viết văn không phải là một cuộc dạo chơi như có người nói…
Có phải các nhà văn – trong đó có ông, vẫn mắc nợ công chúng về việc mấy chục năm qua hầu như chưa có tác phẩm đỉnh cao được thừa nhận?
Việc này, phải “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Giới văn sĩ phải trách mình trước mà không thể đổ lỗi cho cơ chế. Vì cái tài chưa đủ tầm và tài luôn là của hiếm. Gần trăm năm trước, ta đã có tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ đầu tiên, đến nay thử nghĩ đã có bao nhiêu tên tuổi được lưu danh: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Tuân… Tất cả họ đều thành danh trước 1945. Sau đó ít hơn. Có chăng Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh là đã đánh dấu được một bước tiến đáng kể về bút pháp, tính nghệ thuật… Đáng buồn là một số người được đánh giá cao ở ngoài nước lại không được đánh giá tương tự ở trong nước. Ngoài ra, một số người viết yếu bóng vía luôn tự kiểm duyệt tác phẩm của mình và vô hình trung đã hạn chế sự bứt phá của ngòi bút. Chưa kể là có thể có tác phẩm lớn rồi mà lại chưa được nhìn nhận đúng mức. Mặt khác, trình độ dân trí chưa cao cũng là một hạn chế, chưa gây áp lực lớn đối với người viết và để họ tự dễ dãi với mình, dẫn đến việc không có những tác phẩm lớn ra đời. Văn hoá đọc hiện có xu hướng nặng về giải trí, khiến văn học thị trường của Mỹ, Trung Quốc áp đảo. Ra hiệu sách sẽ thấy, sách tử tế rất kén độc giả.
Một trong những quan tâm của ông là giáo dục. Triết lý giáo dục mà ông tâm huyết là xác lập “hệ giá trị căn bản của con người”, vậy hệ giá trị ấy cần thích ứng với thời đại ra sao?
Mục đích cao nhất của giáo dục là dạy cách làm người. Thời phong kiến là tư tưởng “trung quân”, vua bảo chết là chết, đó là giá trị làm người cao nhất. Nhưng, theo tôi, không có giá trị nào cao hơn sự sống. Ngay cả trong chiến tranh, sự sống vẫn là giá trị cao nhất dù rằng “cảm tử cho tổ quốc quyết sinh” đã là một giá trị sáng ngời thời chiến. Vậy thời bình thì sao?
Vì sao tai nạn giao thông nhiều? Vì người ta chưa biết quý trọng sự sống. Trong mọi hoàn cảnh, quý trọng sự sống, phẩm giá của mình và đồng loại, đó là văn hoá. Một số vấn đề khác nữa, như phải biết thừa nhận “bách nhân bách tính”, để tránh những chia rẽ, ly tán…
Một khái niệm mà ông đã đặt bút: “biết sống hạnh phúc”. Chữ “biết” đó, khó lắm thưa ông!
Tất nhiên rồi. Như có người nói, tại sao bây giờ đời sống cao hơn, mà cảm giác hạnh phúc lại ít có hơn! Tôi nghĩ, biết thế nào là đủ, tự hài lòng và thanh thản – đó là cốt lõi của hạnh phúc. Hạnh phúc luôn là một giá trị tinh thần, là một cảm nhận hoàn toàn riêng tư và có sự co giãn của nó…
Từ thời trẻ, ông đã thiên về dịch những tuyệt tác văn học về tình yêu… Tình yêu với ông có gương mặt như thế nào?
Hàng ngàn năm nay, như Lep Tônxtôi từng viết, cái đói và cái yêu luôn kiềm toả con người, ở mọi lứa tuổi. Nhưng nay tôi già rồi, tôi chỉ là người quan sát nó mà thôi… Tôi thấy nó hiện diện ngay trong cuộc sống xô bồ, trong thời đại tiêu dùng lên ngôi, trong cả sự tính toán thị trường. Cuộc sống luôn có chỗ cho nó và nó chính là đặc ân của cuộc sống. Cũng như cái đẹp, tình yêu khiến thế giới không còn buồn tẻ và nhàm chán… Điều đó cũng có nghĩa, sự vô cảm là kẻ thù của hạnh phúc, của nghệ thuật!
Ông từng phát biểu: “Ở tuổi này, không còn điều gì khiến tôi ngạc nhiên nữa”…
Khi đã đi qua hết những ngạc nhiên, người ta sẽ không còn thấy ngạc nhiên nữa… Nhìn lại, tôi cũng mắc những sai lầm. Nhưng tôi chấp nhận nó. Cuộc đời con người diễn ra như nó phải thế, làm sao sửa sai được? Vấn đề là sống trên đời thì phải có niềm say mê, phải chọn đúng nghề. Đã làm người thì không thể sống được chăng hay chớ. Đó là điều sinh thời cha tôi đã dặn…
Cảm ơn ông.
Theo Kim Hoa Sài Gòn Tiếp Thị
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên:
|