Từ lâu, chị Đỗ Phương Thảo (41 tuổi, Hà Giang) luôn mơ ước có một không gian sống rộng rãi, thoáng đãng nên đã cùng chồng chuyển nhà từ trung tâm thành phố ra khu đô thị mới. Ở mảnh đất rộng hơn, chị Thảo có thể thỏa sức với đam mê cây cối, hoa lá, vườn tược của mình.

Trước khi dọn đến sống ở khu đô thị mới, chị Thảo và chồng chị (anh Huy) có một ngôi nhà vườn rộng 400m2 tại trung thành phố Hà Giang. Khu nhà mới rộng rãi hơn chính là tâm huyết của cả anh và chị. Hai vợ chồng lên ý tưởng rồi nhờ bên thiết kế thi công một cách tỉ mỉ.

{keywords}
 
{keywords}
Lối vào khu vườn như miền cổ tích của gia đình chị Thảo

Anh chị dùng khoảng rộng để xây nhà ở, dành một nơi riêng làm vườn trồng hoa. Diện tích còn lại chị Thảo trồng rau sạch cung cấp cho gia đình.

Với tình yêu thiên nhiên, khi xây dựng ngôi nhà mới, anh chị đã đưa nhiều sỏi đá tự nhiên vào để trang trí cổng, lối đi. Chị Thảo còn tự tay nhặt những viên sỏi ở sông về và tự ghép thành cánh hoa, trang trí cho ngôi nhà của mình. Bước vào khu vườn của anh chị, người ta có cảm giác như đang ở khu sinh thái, được thỏa sức hòa mình với thiên nhiên.

{keywords}
Nữ giáo viên đúc kết bài học chăm con từ việc trồng cây, chăm vườn
{keywords}
Chị Thảo tự tay tạo hình sỏi đã cho lối đi, gốc cây cũng được trang trí tỉ mỉ.

Nói là vậy nhưng công việc lại không hề đơn giản chút nào. "Đá xếp luống phải thuê người tìm về. Sỏi làm lối đi trong vườn cũng phải thay 2 lần để cho các con có thể dễ dàng đi lại. Đất trồng rau vì không có kinh nghiệm cũng phải thay 2 lần. Mỗi lần làm, thuê nhân công rất tốn kém", chị Thảo bộc bạch.

Bắt tay vào trồng rau, chị Thảo mới thấm sự vất vả. Ngoài chi phí để đầu tư cải tạo đất, mua phân, trấu... việc chọn giống và ươm cây cũng rất quan trọng. Mong muốn trồng một vườn rau hữu cơ, cho ra những sản phẩm rau sạch, chị Thảo đã đổ rất nhiều mồ hôi công sức cho khu vườn.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Mỗi luống rau chị đều để một lối đi riêng bằng sỏi để con cái có thể vào chăm sóc, vui chơi

Mọi thao tác anh chị đều phải chung tay làm thì mới yên tâm. Dù đã không ít lần thất bại, cây trồng không phát triển lại thêm sâu bệnh, nấm mốc, chị Thảo vẫn cố gắng hết mình.

Mỗi ngày, chị dành 1,5 đến 2 tiếng để chăm sóc cây. “Vì không phun thuốc sâu nên phải chăm cây kĩ lắm, nhãng ra là hỏng luôn. Mùa cà chua vừa rồi, vì bé thứ hai ốm mà sau đúng một tuần mình hỏng cả 3 giàn cà chua đang sai trĩu quả. Từ lúc gieo hạt đến ngày đó mất bao thời gian và công sức nên mình tiếc lắm, buồn bã ngơ ngẩn cả một ngày”, chị Thảo nói.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Các loại rau được chị Thảo trồng xe kẽ, đầy đủ từ rau thơm đến rau ăn lá, củ quả

Dù chồng chị đã làm hệ thống tưới nước tự động nhưng cứ hai ngày một lần chị phải hoà nước ngâm rau củ quả bón từng gốc. Mỗi buổi chiều như vậy, chị phải xách không biết bao nhiêu xô nước 20 lít đi tưới khắp vườn. Công việc tuy vất vả nhưng nhìn những gốc cây lớn lên từng ngày, lòng chị lại ấm áp.

“Cứ tầm 2 tuần 1 lần mình lại nhờ người đến giúp những việc nặng nhọc như chuyển đất, chuyển cây, trộn đất, làm giàn... Những việc như vậy nếu không nhờ thì người chân yếu tay mềm như mình không thể làm nổi”, nữ giáo viên tâm sự.

{keywords}
 
{keywords}
Dù vất vả nhưng chị Thảo luôn lấy niềm vui làm động lực 

Mỗi loại rau trồng theo phương thức hữu cơ tốn rất nhiều công sức và thời gian. Muốn gia đình có bữa cơm đầy đủ các loại rau, chị Thảo thường xuyên phải trồng xen kẽ rau gia vị, rau thơm, rau xanh ăn lá, củ quả….

Mỗi luống rau, anh chị đều làm lối đi riêng để gia đình, con cái tiện đi lại chăm sóc. Vậy nên dù vườn khá rộng thì sản lượng rau thu hoạch cũng không quá lớn, chỉ đủ cho cả gia đình.

Nhìn khoảng sân vườn rộng được trang trí tỉ mỉ từ lối đi, luống rau, hoa lá đã đủ thấy chị Thảo là người tâm huyết thế nào. Chị yêu vườn, yêu thiên nhiên như yêu con cái của mình. Với chị, việc làm vườn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là đam mê, nó còn là bài học về sự chăm sóc, giáo dục con cái.  

{keywords}
Rau cũng có thể trở thành hoa trang trí nhà cửa
{keywords}
Rau quả được chị Thảo biến thành thú vui tao nhã mỗi khi nhàn rỗi.
{keywords}
Ngoài rau, chị Thảo còn trồng xen kẽ các loại hoa.

“Với tôi, làm vườn là một công việc tuyệt vời không chỉ bởi vì kết quả là hoa thơm trái ngọt, mà thông qua quá trình làm vườn, tôi đã đúc kết được cho mình nhiều triết lý sống. Đặc biệt là những triết lý trong việc giáo dục con cái.

1. Muốn cây sống khoẻ, trước tiên bạn phải làm tốt khâu làm đất, giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, diệt nấm mốc, sâu bệnh. Muốn đứa trẻ lớn lên mạnh khoẻ cả về thể chất và tinh thần, cha mẹ phải đem đến cho con một môi trường sống an toàn lành mạnh, tràn ngập tình thương và hạnh phúc.

2. Muốn cây sống khoẻ bạn nhất định phải chăm chút hàng ngày. Nếu cây mắc bệnh, hãy chữa trị kịp thời. Muốn con ngoan bạn cũng phải theo sát con từng ngày nhưng không phải kiểm soát. Đồng hành cùng con trên mỗi bước trưởng thành, phát hiện và uốn nắn con kịp thời khi con lệch lạc.

{keywords}
Chị Thảo đặt rất nhiều tâm huyết vào vườn tược, đúc kết nhiều bài học giáo dục con cái từ đam mê làm vườn. 

3. Để làm vườn tốt, bạn phải có kiến thức về làm đất, mùa vụ, cách chăm sóc và xử lý sâu bệnh của từng loại cây khác nhau. Làm cha mẹ bạn lại càng cần phải có kiến thức về dinh dưỡng, sức khoẻ, kiến thức về tâm lý lứa tuổi. Trồng cây bị chết bạn có thể trồng cây khác nhưng việc nuôi dạy con không cho phép bạn phạm sai lầm.

4. Khi ngắm một cái cây tươi tốt thì phải hiểu người chủ đã yêu và chăm chút cái cây thế nào. Nhìn một đứa trẻ chăm ngoan học giỏi đừng ghen tị sao cha mẹ đứa trẻ tốt số, mà phải hiểu rằng cha mẹ đứa trẻ đã vất vả bao nhiêu, họ có thể đã phải hi sinh rất nhiều.

5. Bạn bè ngắm cây trái trong vườn nhà tôi rồi khen tôi mát tay, mà không biết rằng để có được ngày hôm nay tôi đã thất bại nhiều lắm. Số cây tôi trồng bị chết cũng không hề ít. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại lao vào tìm hiểu xem mình sai ở khâu nào. Tôi học ở mọi nơi, mọi người, học từ các chuyên gia cho tới những người bạn xung quanh.

Tôi có 3 đứa con, nhưng mỗi khi con chưa làm tôi hài lòng ở điểm gì tôi luôn lặng im suy ngẫm xem mình đã sai ở đâu trong quá trình nuôi dạy. Cha mẹ cần không ngừng học tập làm cha mẹ tốt thì kết quả chắc chắn sẽ là những đứa con ngoan ngoãn giỏi giang”.

Tú Linh 

Ảnh NVCC 

Nữ giáo viên mê trồng rau, về quê chở đất lên phố làm vườn sân thượng

Nữ giáo viên mê trồng rau, về quê chở đất lên phố làm vườn sân thượng

Đam mê trồng rau, chị Phạm Tuyết và chồng quyết định về quê chở đất lên phố làm vườn sân thượng 50m2 đủ loại cây trái.