Trong khi nhiều người sợ chữ "sến", nhiều ca sĩ hát nhạc trữ tình tránh nói đến từ "sến", thì mới đây ca sĩ Mai Quốc Huy tung ra cùng lúc 5 album nhạc sến. Không tránh né, không e dè, nam ca sĩ có ngoại hình nam tính, bụi bặm này tự tin hát lại nhiều ca khúc nhạc vàng lừng danh gắn liền nhiều tên tuổi đi trước, lẫn những ca khúc mới. Sốc hơn, Mai Quốc Huy cho ghi chữ sến rất to sau tên mình ngay trên bìa đĩa, xếp hàng từ sến 1 đến... sến 5.
Âm nhạc không có nốt nào là nốt
nhạc sến
Ra cùng lúc 5 album đã là kỷ lục, 5 album nhạc trữ tình, quen gọi
nhạc sến, thì còn "chấn động" hơn...
- Tôi phát hành một lúc 5 album là để phục vụ khán giả chứ không có ý lập
kỷ lục. Tôi phải cảm ơn những nhạc sĩ đã viết nên những ca khúc của dòng
nhạc này. Tôi cũng rất kính trọng những tiền bối hát nhạc sến và nghĩ nếu
mình được xem là hậu bối của dòng nhạc này thì hạnh phúc lắm.
Nhưng nhiều người tránh né từ "sến", không nói trực tiếp, không
thừa nhận mình hát nhạc sến, hoặc mình sến, trong khi anh cho in thẳng
chữ "sến" rất to trên bìa đĩa?
- Trong âm nhạc, không có nốt nhạc sến hay nốt nhạc sang. Tôi lấy chủ đề nhạc
sến để khán giả dễ nhớ hơn vì dòng nhạc này ai cũng gọi là nhạc sến mà. Tôi
sống rất thực tế, miễn sao album của Mai Quốc Huy... bán đắt như tôm tươi là
được rồi!
Ca sĩ Mai Quốc Huy: không có nốt nào gọi là nốt nhạc sến.
Anh đã hát vào theo đuổi dòng nhạc này khá lâu, theo kinh nghiệm
của anh, để hát tốt dòng nhạc này, cần tố chất gì?
- Tôi bắt đầu hát nhạc sến vào khoảng năm 1997, thời điểm đó dòng nhạc
này không được ưu ái lắm, chỉ có anh Ngọc Sơn dám hát và được yêu thích. Ngoài
ra còn có anh Chế Thanh, Vũ Duy, Chế Phong, Hà Mi... hát rất ngọt dòng nhạc này.
Nhưng dường như bà con dưới tỉnh thì khoái, chứ khán giả Sài Gòn không mặn mà
lắm.
Nhạc sến đã thấm sâu vào máu tôi rồi, có lẽ tôi sẽ theo dòng nhạc này suốt hết
cuộc đời ca hát của mình. Hát nhạc sến cần mộc mạc, đưa hồn mình vào ca
khúc, phải khổ luyện thật nhiều vì dòng nhạc này phải luyến láy, ngân nga, và
nên tận dụng tố chất sẵn có của mình. Dĩ nhiên còn cần phải học hỏi những gì
hay nhất của các ca sĩ tiền bối.
Anh
đã rút tỉa, học hỏi được những gì từ những ca sĩ tiền bối ấy? Anh
phải làm gì để khác, để không giẫm lên bóng của những người đã
thành danh với những ca khúc mà anh hát lại?
- Nữ ca sĩ Hương Lan bảo ban tôi rằng "Con nên học hỏi những gì hay nhất của
các ca sĩ thế hệ trước, chắc chắn con sẽ thành công". Thú thật trước đây, tôi đã
chịu ảnh hưởng bởi tiếng hát của ca sĩ Chế Linh, một thần tượng của mình.
Chất giọng của ca sĩ Chế Linh rất lôi cuốn, truyền cảm, thu hút một lượng khán
giả khổng lổ từ hơn 30 năm qua đến nay.
Nhưng đến giờ này, tôi đã hiểu rõ mình nên có một giọng hát riêng, để khi khán giả nghe, biết ngay đó là tiếng hát của ca sĩ Mai Quốc Huy. Luôn học hỏi cái hay của ca sĩ thế hệ trước, nhưng tôi đã trình bày những ca khúc ấy bằng tố chất sẵn có của mình và bằng cả trái tim mình.
Hát nhạc sến, ghi thẳng chữ sến lên bìa đĩa
Nhạc sến có nhiều đỉnh cao trong
quá khứ, anh có nghĩ mình sẽ vượt qua được một ngọn núi nào đó
không?
- Tôi chỉ biết hát hết mình và cố gắng làm thật tốt, thật kỹ lưỡng khi phát
hành những sản phẩm âm nhạc của mình để gửi đến khán giả, được khán giả khắp
nơi yêu mến là hạnh phúc lắm rồi. Còn những "ngọn núi" như anh nói, tôi vẫn
đang cố gắng leo từng bậc để hy vọng ngày nào đó mình leo tới đỉnh rồi cắm cờ.
Có lẽ ngày ấy sẽ vui lắm!
Nhạc sến mà hát chậm, khán giả ngủ hết!
Thường thể hiện dòng nhạc nào,
cái chất của nó thường vận vào người ca sĩ đó. Tuy nhiên có người
hát nhạc sến nhưng tư chất không sến, và ngược lại...
- Tôi không dám có ý kiến và bàn luận về ca sĩ khác. Còn phần mình, tôi sẽ
mãi giữ phong cách mộc mạc. Có lẽ sẽ không thay đổi đâu, vì hiện giờ tôi đang
được yêu thích, chỉ nên phát huy nhiều hơn thôi.
Có lúc nào đó anh thấy mình... sến không?
- Từ "sến" là cách nói thông thường thôi, tôi không đặt nặng chuyện này. Tất nhiên cũng có người cho rằng đừng sến quá, sến chảy nước thì nguy to. Nhiều người nhận xét ca sĩ Mai Quốc Huy hát nhạc sến nhưng không sến chút nào. Nghe cũng vui, vì thực sự tôi cũng không biết mình có... sến hay không nữa.
Đúng là anh
hát nhạc trữ tình không não nề. Anh đang điều chỉnh và kiềm chế
mình?
- Các phòng trà ca nhạc hiện nay thường mời tôi hát live show mini, mỗi lần
biểu diễn tôi hát khoảng hơn 20 bài. Nếu tôi hát nhạc trữ tình với tiết tấu
chậm, chắc là khán giả ngủ hết! Ngoài việc chọn ca khúc phù hợp với
chương trình, tôi chọn cách hát với tiết tấu nhanh hơn, tươi hơn, và tất
nhiên, hết mình với khán giả.
Sẽ theo dòng nhạc này suốt đời
Nhưng như thế làm sao anh thể hiện được sự trữ tình, mượt mà, tất
nhiên vẫn không quá bi lụy để người nghe ngày nay chấp nhận được?
- Tôi vẫn nhớ lời khuyên của ca sĩ Hương Lan với mình rằng "Giọng hát của
con đã buồn quá rồi, nên con cố gắng xử lý bài hát không nên nức nở quá nhiều".
Nghe theo lời khuyên đó, tôi thay đổi cách hát của mình, tiết tấu nhanh hơn
một chút, nhưng cũng vẫn giữ lại chút... chất sến của mình.
Anh có định thay đổi dòng nhạc khác không, hoặc ra album xen kẽ
nhiều phong cách?
- Tôi nghĩ mình sẽ trung thành với dòng nhạc này mãi. Còn những dòng nhạc khác
nếu có dịp thì tôi cũng thử cho biết thôi, chứ không chuyên. Tôi sẽ tiếp
tục ra album nhạc sến, đặc biệt là lên kế hoạch tổ chức live show "Dấu
ấn cuộc đời" với dòng nhạc sến này vào đầu năm 2012.
V.Tiến thực hiện