- Tìm diễn viên đóng phim hiện đại đã khó, đóng phim lịch sử lại càng khó hơn.
Cộng đồng mạng kịch liệt phản đối Lã Thanh Huyền
Ảnh cưới đẹp như mơ của Lã Thanh Huyền
Hàng loạt bộ phim lịch sử, dã sử
được sản xuất trong thời gian qua đã thực sự tạo nên một cơn khát diễn viên cổ
trang. Cùng lượng phim truyền hình sản xuất mỗi năm lên đến hàng ngàn tập mỗi
năm như hiện nay, câu chuyện tìm kiếm diễn viên thực sự không đơn giản. Những bộ
phim lấy bối cảnh hiện đại thì dễ, với những phim lấy bối cảnh cách đây cả vài
trăm năm đến cả ngàn năm thì câu chuyện diễn viên đã trở nên phức tạp hơn nhiều.
Sự xuất hiện liên tiếp của các bộ
phim từ điện ảnh đến truyền hình, video lịch sử, dã sử trong một thời gian ngắn
vừa qua như: Khát Vọng Thăng Long, Tây Sơn Hào Kiệt, Thái sư Trần Thủ Độ,
Huyền sử Thiên Đô, Lý Công Uẩn - Đường tới Thành Thăng Long, Long Thành cầm giả
ca... đặt các nhà làm phim vào một bài toán hóc búa. Họ không chỉ cần diễn
viên có diễn xuất tốt vào các vai quan trọng mà còn phải lựa chọn người có ngoại
hình phù hợp.
Lã Thanh Huyền trong phim "Thái sư Trần Thủ Độ"
Thậm chí nhiều diễn viên trước
khi vào vai còn được các nhà sử học uy tín lên lớp giảng giải về giai đoạn lịch
sử mà bộ phim lấy bối cảnh để hiểu sử mà nhập vai tốt hơn. Như trường hợp của bộ
phim Thái sư Trần Thủ Độ, tất cả diễn viên trong đoàn đều phải hiểu
lịch sử do nhà sử học Lê Văn Lan hướng dẫn và học lễ nghi cung đình dưới sự
cố vấn của các nghệ nhân. Đặc biệt, với các vai diễn quan trọng, diễn viên còn
được dạy cách đi đứng, nói cười... thế nào cho đúng. Ngay cả cách đưa thức ăn
lên miệng cũng phải học. Diễn viên Lã Thanh Huyền, người thủ vai Trần Thị Dung
trong phim Thái sư Trần Thủ Độ cũng phải kinh qua nhiều kỳ đào tạo trước khi
nhập vai.
Tuy nhiên không phải diễn viên nào cũng được như vậy. Do có quá ít kinh nghiệm đóng phim cổ trang, lại không được chuẩn bị gì trước khi ra phim trường nên nhiều người rõ ràng là khoác lên mình những phục trang cổ nhưng vẫn giữ nguyên phong lối diễn và phong cách hiện đại khiến cho khán giả xem phim mà tức anh ách. Có diễn viên chính của một bộ phim truyền hình lịch sử thì bị nhiều người phản đối vì gương mặt và diễn xuất quá... "tây". Người sống ở thời cách đây cả ngàn năm mà chẳng khác gì người bây giờ, chỉ khác mỗi cách ăn mặc và kiểu tóc.
Chính vì lẽ đó, mới đây tại Hà Nội đã xuất hiện một dự án đào tạo diễn viên phim cổ trang dự kiến sẽ khai giảng vào ngày 11/7 tới đây. Đây là lớp đào tạo diễn viên phim cổ trang đầu tiên tại Việt Nam. Tham dự khóa đào tạo này, học viên sẽ được rèn luyện những kỹ năng diễn xuất tổng hợp (diễn xuất ống kính, hình thể, tiếng nói…). Để đáp ứng yêu cầu riêng của dòng phim cổ trang, học viên cũng sẽ được học cách gảy đàn, chơi cờ, vẽ tranh thủy mặc, thư pháp… Họ cũng sẽ được trang bị những kiến thức căn bản về lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc, điều rất thiếu ở các diễn viên đóng phim cổ trang Việt hiện nay.NSND Hoàng Dũng trong phim "Thái sư Trần Thủ Độ"
Được biết, giảng viên của dự án
này là NSND Hoàng Dũng và NSƯT Minh Hòa. Cặp diễn viên trong phim "Cuồng phong"
có dịp tái ngộ với tư cách là giảng viên diễn xuất, công việc họ đã quá quen
thuộc trước đây. NSƯT Minh Hòa mới đây đã nhận giải Nữ diễn viên phim truyền
hình xuất sắc nhất do độc giả VTV bình chọn với vai Bạch Yến trong "Cuồng
phong". Chị là một trong những nữ diễn viên có tần suất phủ sóng dày nhất trên
màn ảnh VTV với rất nhiều bộ phim truyền hình gây chú ý trong đó có "Chủ tịch
tỉnh" đang phát sóng. Minh Hoà cũng mới được nhận Giải A do Hội nghệ sĩ sân khấu
trao tặng cho vai diễn Hoàng hậu Thượng Dương (2011).
Trong khi đó, NSND Hoàng Dũng thì
nổi tiếng cả trên sân khấu kịch lẫn phim mảng truyền hình nhiều năm qua với
những vai diễn gai góc và rất nhiều giải thưởng. Năm 2010 anh vào vai Lý Cao
Tông trong phim Thái sư Trần Thủ Độ. Chính vì vậy NSND Hoàng Dũng sẽ có
nhiều kinh nghiệm diễn xuất với tư cách là diễn viên phim cổ trang để chia sẻ
cho các học trò.
Hy vọng với dự án này, cơn khát
diễn viên cổ trang trong thời gian tới sẽ được giải toả phần nào và khán giả sẽ
ít nhai phải "sạn" hơn khi xem các bộ phim lịch sử.
Hoàng Vy