- Trao đổi với
VietNamNet, bà Phạm Thị Kiều Oanh, Giám đốc Tradimexco Hải Phòng chi nhánh Hà
Nội cho biết: Các đơn hàng đi theo chương trình visa E7 Công ty Tradimexco Hải
Phòng mới chỉ đang ở giai đoạn… tìm hiểu và công ty cũng chưa hề báo cáo hợp
đồng với Cục QLLĐNN.
Tuy nhiên, bà Oanh cũng thừa nhận: “Việc thông báo tuyển lao động của công ty
này là có thật, nhưng tới nay chưa có lao động nào được xuất cảnh”.
Chưa được thẩm định vẫn đăng tuyển
PV VietNamNet được Quân đưa cho tờ thông báo tuyển dụng của Tradimexco Hải
Phòng. Qua thông báo tuyển dụng có thể thấy Tradimexco Hải Phòng đang ồ ạt tuyển
lao động phổ thông đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình visa E7 với những
“nghề” rất mới như: nuôi trồng chế biến rong biển, thợ đan lưới, làm lưỡi câu,
thợ hàn, làm sạch vỏ tàu và thuyền viên đánh bắt cá gần bờ.
Qua thông báo tuyển dụng có thể thấy Tradimexco Hải Phòng đang ồ ạt tuyển lao động phổ thông đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình visa E7. |
Theo “tư vấn” của Nguyễn Văn Ngọc, nhân viên phòng tuyển dụng của Tradimexco Hải Phòng chi nhánh Hà Nội, tiến độ nộp tiền của lao động như sau: Sau khi hoàn thành hồ sơ xong lao động phải đặt cọc cho công ty 2.000 USD (để công ty xử lý tất cả các loại giấy tờ đối nội, đối ngoại bên Hàn Quốc), và sau khi đối ngoại gửi hợp đồng về, công ty sẽ gọi lao động lên ký hợp đồng, lao động tiếp tục nộp 3.000 - 5.000 USD. Số tiền còn lại phải nộp trước khi bay.
Ngọc cũng cho biết trong số các đơn hàng Hàn Quốc mà Tradimexco Hải Phòng đang tuyển dụng thì chỉ có thợ hàn cần chứng chỉ nghề và phía Hàn Quốc sẽ về kiểm tra (cam kết 100% đỗ) còn các ngành nghề khác lao động nộp phí đào tạo cho công ty, công ty sẽ tổ chức đào tạo và đợi bay luôn chứ không phải thi chứng chỉ.
Ngọc còn nhấn mạnh: trung tâm đào tạo của công ty dưới Hải Phòng và theo chương trình này tháng nào công ty cũng có lao động bay. Ngọc cũng cho biết các đơn hàng này đều đã được thẩm định cũng như sự đồng ý, cho phép của Cục QLLĐNN.
Tuy nhiên, ông Tống Hải Nam, Trưởng phòng thị trường, Cục QLLĐNN khẳng định: Cục chưa hề thẩm định bất cứ đơn hàng nào của Công ty Tradimexco Hải Phòng theo chương trình visa E7- Hàn Quốc.
Sau khi Luật cấp phép mới dành cho lao động nước ngoài có hiệu lực, từ năm 2004 đến nay Hàn Quốc chỉ mở 3 “kênh” tiếp nhận lao động nước ngoài: visa E9 dành cho lao động phổ thông đi theo chương trình EPS.
Visa E7 dành cho lao động kỹ thuật cao (còn gọi
là chương trình Thẻ vàng) với điều kiện tuyển dụng vô cùng khắt khe. Kênh thứ 3
là lao động thuyền viên tàu cá.
Trừ chương trình visa E9 (EPS) làm theo con đường Chính phủ, hai trường hợp còn
lại: visa E7 và thuyền viên tàu cá các đơn hàng phải qua thẩm định và cho phép
của Cục QLLĐNN mới là hợp pháp, nếu không sẽ là trái phép.
Trao đổi với PV, bà Phạm Thị Kiều Oanh, Giám đốc Tradimexco Hải Phòng chi nhánh
Hà Nội trong cũng thừa nhận công ty mình đã làm sai.
Bà Oanh cho biết, các đơn hàng đi theo chương trình visa E7 Công ty Tradimexco
Hải Phòng mới chỉ đang ở giai đoạn… tìm hiểu và chờ phía Hàn Quốc ký kết và công
ty cũng chưa hề báo cáo hợp đồng với Cục QLLĐNN.
“Việc thông báo tuyển lao động của công ty này là có thật, nhưng tới nay chưa có
lao động nào được xuất cảnh”, bà Oanh cho biết.
Nhập nhằng visa E7?
Qua những gì bà Oanh trả lời cho thấy một thực tế nhiễu loạn đang diễn ra trong
việc đưa người đi XKLĐ Hàn Quốc.
Bà Oanh cho biết: Việc thông báo tuyển lao động của công ty này là có thật, nhưng tới nay chưa có lao động nào được xuất cảnh. |
Trước những thông tin trên, ông Quỳnh cũng cho biết Cục sẽ sớm tiến hành thanh tra hoạt động của Tradimexco chi nhánh Hà Nội.
“Nếu phát hiện có sai phạm, chúng tôi sẽ xử lý theo quy định của Luật XKLĐ, trường hợp có dấu hiệu hình sự chúng tôi sẽ chuyển cơ quan pháp luật xử lý", ông Quỳnh nói.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet,
không chỉ Tradimexco Hải Phòng đang “núp bóng” chương trình visa E7 mà còn có
nhiều công ty chuyên về XKLĐ khác cũng đang “khai thác” thị trường này.
Trường hợp của bà Vũ Thị Bích Ngọc ở Trung tâm GTVL Nam Định (trong bài: Cán bộ
Sở LĐ làm “cò” XKLĐ đi Hà Quốc) cũng thể hiện sự nhập nhằng về việc đưa người đi
XKLĐ tại Hàn Quốc.
Sau khi nhận tiền của người lao động để chạy đi
theo chương trình EPS bị cơ quan báo chí “phanh phui” và bị chức năng “rờ tới”
cũng lấy các thông báo tuyển visa E7 của các công ty ra để che đậy sai phạm.
Thực tế trên đặt ra nghi vấn: Cục quản lý lao động ngoài nước- cơ quan quản lý
nhà nước trong lĩnh vực này có biết, vì sao lại để tồn tại tình trạng các doanh
nghiệp mình quản lý tự tung tự tác, làm sai lệch, nhiễu loạn chương trình visa
E7 khiến cho người lao động phổ thông các địa phương phải mất tiền oan?
Cục Quản lý lao động
ngoài nước (Bộ LĐTBXH) vừa có công văn số 1780/QLLĐNN gửi Sở LĐTBXH
Nam Định.
Công văn khẳng định: “Trung tâm dạy
nghề thanh niên khu vực Sông Hồng không được Bộ LĐTBXH cấp giấy phép
hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, do vậy việc
thông báo tuyển lao động nêu trên là vi phạm quy định của Luật Người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. |
Nhóm PV