Sau khi tổ chức ESL One Manila 2016 và ESL One Genting 2017, ESL muốn củng cố vị thế của mình tại khu vực SEA (Đông Nam Á) bằng cách mở một văn phòng tại Singapore. Công ty cũng dự định bổ sung thêm hai giải đấu ESL One độc lập trong năm 2018.

ESL đã nhìn thấy cơ hội và dồn trọng tâm đầu tư vào khu vực SEA trong tương lai gần thông qua Dota 2

Với sự mở rộng chiến lược này, ESL đang cam kết đem lại một nền eSports tuyệt vời nhất cho Đông Nam Á, và tiếp tục xây dựng trên sự thừa hưởng từ thành công của hai siêu giải đấu mà công ty chúng tôi đã tổ chức tại Manila và Malaysia”, CEO tạm thời của ESL SEA, Sebastian Radu, nói.

CEO của ESL, Ralf Reichert, đã nhấn mạnh vai trò của công ty ông trong việc xây dựng các giải đấu và cộng đồng.

ESL đang và sẽ luôn xây dựng eSports: dành cho các vận động viên, cổ động viên và các tuyển thủ giàu tham vọng”, Reichert nói. “Văn phòng khu vực mới của chúng tôi đem tới nhiều sự kiện toàn cầu và các giải đấu tới những khu vực, nhưng quan trọng hơn thế: giúp đỡ xây dựng cộng đồng eSports bản địa thông qua các giải đấu cấp cơ sở và địa phương, vốn là nền tảng cho sự phát triển của eSports ở bất cứ đâu trên thế giới.

ESL Manila 2016 là một trong những giải đấu Dota 2 đáng nhớ nhất lịch sử

Giải đấu lớn đầu tiên của ESL tại khu vực SEA, ESL One Manila 2016, là một trong những dấu ấn lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của Dota 2. OG trở thành team Dota 2 đầu tiên vô địch hai giải đấu do Valve tài trợ, sau chiến thắng bất ngờ tại Frankfurt Major.

Giải đấu trị giá 250.000 USD là sự kiện thể thao điện tử lớn nhất tại khu vực SEA ở thời điểm đó. Đông Nam Á đang có số lượng khán giả eSports tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu, theo một báo cáo của Newzoo từ tháng 12/2016. Tổng số khán giả của khu vực này đã chạm mốc 18,9 triệu vào năm ngoái, và dự kiến sẽ vượt qua mức 40 triệu người vào năm 2019.

ASUS tổ chức giải đấu ROG Masters 2017 với tổng 500.000 USD tiền thưởng cho hai bộ môn thi đấu Dota 2 và CS:GO

Trước đó, Dota 2 cũng đã được chọn là bộ môn thi đấu chính tại Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật Châu Á (AIMAG) lần thứ nămROG Masters 2017. Điều này sẽ giúp cho những fan hâm mộ Dota 2 toàn cầu được theo dõi các player thi đấu thường xuyên hơn và chính những tuyển thủ cũng có thêm thu nhập từ tiền thưởng – điều mà họ vẫn đang giỏi hơn hẳn những đồng nghiệp đang tham gia thi đấu LMHT, theo thống kê của e-Sports Earnings.

27 tuyển thủ eSports nhận được nhiều tiền thưởng nhất thế giới đều đang thi đấu Dota 2

Về phía những tuyển thủ LMHT, họ đang có phần thiệt thòi hơn khi vào ngày 23/5 vừa qua, Riot Games chính thức xác nhận sẽ “giải tán” hệ thống giải đấu Intel Extreme Masters (IEM) trước thềm mỗi mùa giải để xây dựng Rift Rivals. Dễ hiểu hơn, Riot muốn tự họ xây dựng hệ thống giải đấu độc quyền cho LMHT và không hợp tác với bên thứ ba.

Khi mà trào lưu eSports đang lan rộng trên khắp thế giới, Valve và Riot đang cho thấy hai đường hướng phát triển khác hẳn nhau.

Rất có thể các bộ môn eSports tranh chấp huy chương tại AIMAG 5 cũng sẽ được góp mặt tại hai kỳ Đại hội Thể thao Châu Á (Asian Games) ở Jakarta & Palembang, Indonesia năm 2017 và Hàng Châu, Trung Quốc năm 2022 – do Alisports đã đặt quan hệ hợp tác với Hội đồng Olympic Châu Á (OCA) vào hồi tháng 4 năm ngoái.

Dota 2 sắp xuất hiện trên sân chơi quốc tế ngang hàng với những bộ môn thể thao truyền thống

Điều này liệu có thể sẽ khiến cho mức độ phổ biến của Dota 2 tạm thời vượt qua LMHT?

2016