Do đâu? Các chuyên gia sẽ chỉ ra những điểm yếu mà bạn đang gặp phải có thể là những nguyên nhân chính.
Đầu tiên, cần phải biết rằng nhà tuyển dụng khi thực sự muốn tìm kiếm ứng viên (ƯV) tài năng và phù hợp với công ty, kinh nghiệm làm việc hay mức lương ƯV lựa chọn không phải là điều tiên quyết khiến họ lựa chọn ƯV đó. Một trong những lý do phổ biến khiến nhà tuyển dụng sẵn sàng đánh rớt ƯV đôi khi chỉ vì tác phong và trang phục không phù hợp khi đi phỏng vấn. Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng và hầu hết ấn tượng đầu của người khác với ƯV đều đến từ vẻ bề ngoài cùng phong thái tự tin. Để lựa chọn được trang phục phù hợp, ƯV nên tìm hiểu về văn hóa công ty và vị trí mình ứng tuyển. Dù là phong cách nào thì cũng hãy thật chỉn chu trong trang phục như độ dài váy, quần phù hợp hay quần áo gọn gàng, sạch sẽ… Bên cạnh vẻ ngoài, ƯV hãy đầu tư cho mình một tâm thế, phong thái tự tin. Hãy luôn nhớ rằng bạn đến để tìm việc chứ không phải xin việc. Vậy nên, hãy tự tin và thoải mái. Tự tin là bệ phóng duy nhất mà ƯV tự tạo được cho chính mình.
Phong thái tự tin, phong cách chỉn chu ngay cả khi ứng viên được phỏng vấn trực tuyến |
Hầu hết chúng ta luôn nghĩ rằng nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ƯV giỏi nhất nhưng trên thực tế họ cần tìm là người phù hợp nhất. Vậy nên, nếu ƯV muốn trở thành một phần của công ty thì việc cần chứng minh rằng mình phù hợp với vị trí đó là rất quan trọng. Một ƯV mơ hồ về lĩnh vực hoạt động của công ty hay không nắm rõ tính chất công việc cơ bản của vị trí ứng tuyển sẽ khó lòng chinh phục được nhà tuyển dụng. Thậm chí còn bị đánh giá là dự phỏng vấn qua loa, không tôn trọng công ty họ. Dù ƯV có kinh nghiệm nhiều năm làm việc nhưng nếu không nắm bất kỳ kiến thức nào về vị trí mới thì hoàn toàn có thể bị đánh rớt ngay từ vòng phỏng vấn đầu tiên. Do đó, trước khi dự phỏng vấn, ƯV cần đầu tư thời gian tìm hiểu thật kỹ về công ty cũng như tính chất công việc đó.
Nhà tuyển dụng ngày nay không chỉ nhìn vào kinh nghiệm để quyết định lựa chọn ƯV mà họ còn cần thấy được ở ƯV đó có sự đam mê với ngành nghề ứng tuyển. Bởi điều này là chìa khóa quyết định sự gắn bó, sự phát triển bền vững của ƯV trong tương lai. Nếu bạn có đủ đam mê, nghĩa là khi gặp phải khó khăn bạn sẽ cố gắng vượt qua thay vì bỏ cuộc dễ dàng. Hãy tích cực chia sẻ với nhà tuyển dụng về những điều tích cực trong công việc bạn đang theo đuổi và điều gì là quan trọng với bạn khiến bạn gắn bó với ngành nghề này sau ngần ấy năm.
Nhảy việc quá nhiều cũng là điểm trừ của ƯV khi tìm kiếm bến đỗ mới. Chuyện thay đổi công việc trong thời buổi kinh tế thị trường mở hiện nay là điều hoàn toàn dễ hiểu và phổ biến. Đặc biệt là đối với những ƯV đã có kinh nghiệm nhiều năm thì họ hoàn toàn tự tin nhảy việc khi muốn. Tuy nhiên, nếu bạn nhảy việc quá nhiều và liên tục thì điều này vô tình làm ảnh hưởng đến mức độ đánh giá của nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng thường cho rằng những ƯV nhảy việc quá nhiều thường thiếu kiên nhẫn và mức độ gắn bó của ƯV trong tương lai là rất thấp. Kinh nghiệm nếu chỉ được thể hiện trên CV thông qua số năm làm việc thì không dễ thuyết phục được nhà tuyển dụng. Thay vào đó, ƯV cần chinh phục họ bằng năng lực thực sự của bản thân khi phỏng vấn.
Nhiều ƯV cố gắng tạo vẻ bề ngoài bằng kinh nghiệm hoàn hảo nhưng khi phỏng vấn lại không bộc lộ được những điểm mạnh của bản thân. Điều này khiến nhà tuyển dụng đánh giá là sáo rỗng và đánh rớt ngay từ những câu phỏng vấn đầu tiên. Do đó, ƯV cần thể hiện được kỹ năng và năng lực của bản thân trong quá trình phỏng vấn. Đừng chỉ nói đến số năm kinh nghiệm mà không đề cập bất kỳ thành tựu nào đạt được trong chừng ấy thời gian. Những dự án đã thực hiện hay kết quả thành tích đạt được ở công ty cũ là bằng chứng xác thực nhất về năng lực của ƯV.
(Theo Người Lao Động)
Lương khởi điểm hơn 20 triệu đồng, ứng viên vẫn 'bỏ bom' nhà tuyển dụng
Lãnh đạo công ty bố trí đại diện các phòng ban, sếp ở Hà Nội cũng bay vào TPHCM để tham gia buổi phỏng vấn. Thế rồi, người trong công ty nhìn nhau đầy tổn thương vì... ứng viên "bùng" lịch.