- Bộ SGK Tiếng Việt lớp 6 và Văn lớp 6 của nhóm Cánh Buồm tiếp nối bộ sách Văn và Tiếng Việt 10 tập soạn cho bậc Tiểu học, hoàn thiện năm 2014. Bộ SGK này vừa được nhóm cho ra mắt tối ngày 12/8.

Nội dung bộ SGK lớp 6 là sự tiếp nối bộ sách Văn và Tiếng Việt bậc Tiểu học của nhóm Cánh Buồm.

{keywords}

Các soạn giả tham gia viết bộ sách này bao gồm: Nguyễn Hải Hoành, Nguyễn Lân Bình, Phạm Thị Thu Giang, Nguyễn Minh Chung, Nguyễn Thị Minh Hà, Nguyễn Thụy Anh, Vũ Thế Khôi, Nguyễn Thị Thanh Hải, Phạm văn Hảo, Phạm Toàn, Hoàng Hưng, Phan Nhật Chiêu, Đặng Kim Thanh, Lê Phú Khải, Phạm Thị Kiều Ly, André Menras Hồ Cương Quyết, Nguyễn Đức Tùng, Trần Ngọc Cư.

Một ban duyệt bản thảo đã được mời tham gia, bao gồm: nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, GS Phạm Khiêm Ích, GS Nguyễn Thiện Giáp, GS Hoàng Trọng Phiến, TS Mạc Văn Trang, GS Đặng Tiến.

Kèm theo hai cuốn Tiếng Việt lớp 6 và Văn lớp 6 còn có hai cuốn Tự học Tiếng ViệtTự học Văn - cả hai cuốn này đều dành cho học sinh trên 10 tuổi, tự học hoặc học với giáo viên.

{keywords}

Nhà giáo Phạm Toàn, trưởng nhóm Cánh buồm cho biết sự khác nhau giữa nội dung ở bậc Tiểu học và bậc THCS là ở mức độ khám phá vào đối tượng môn học.

“Ở lớp 1, các em học Ngữ âm tiếng Việt để tự mình biết ghi đúng và do đó biết đọc đúng tiếng Việt. Lên lớp 6, các em trở lại chủ đề ngữ âm nhưng ở cấp độ những vấn đề ngữ âm học khi ghi âm tiếng Việt. Học ngữ âm học tiếng Việt lúc này không còn là để “đọc thông viết thạo” tiếng mẹ đẻ. Ở lớp 6, các em sẽ học lịch sử ghi âm tiếng Việt. Các em cũng sẽ mở rộng tầm nhìn sang các ngôn ngữ có cùng hoàn cảnh, cùng “vành đai Hán ngữ”.

Còn sự khác nhau giữa nội dung học Văn lớp 1 và lớp 6 là: Ở lớp 1, học sinh học về lòng đồng cảm, cái tình cảm gốc của bất kỳ nghệ sĩ chân chính nào, cái nguồn gốc đạo đức của tình cảm nghệ thuật. Môn Văn lớp 6 “lặp lại” nội dung lớp 1 nhưng ở trình độ khác: Tìm hiểu tại sao con người hoạt động sáng tạo nghệ thuật? Cảm hứng nghệ thuật là gì và từ đâu mà có?..."...

Nội dung sách Tiếng Việt lớp 6 của Cánh Buồm:

Bài mở đầu - Cách học ngôn ngữ ở lớp 6

Bài 1 - Cách ghi tiếng Việt bằng chữ Hán và chữ Nôm - những nhược điểm của lối ghi này

Bài 2 - Cách ghi tiếng Việt bằng “chữ quốc ngữ” (dùng mẫu tự latin abc…) - những nhược điểm của lối ghi âm này.

Bài 3 - Âm địa phương, những khác biệt và cách xử lý

Các bài đọc thêm đi kèm:

- Nguyễn Văn Vĩnh và chữ quốc ngữ

- “Chữ quốc ngữ” của người Hàn Quốc (và Triều Tiên)

- “Chữ quốc ngữ” của người Nhật Bản

Bài 4 - Cách phiên âm tiếng nước ngoài của người Việt

Bài 5 - Vẻ đẹp của vần tiếng Việt trong ngôn ngữ dân gian

Nội dung sách Văn lớp Sáu của Cánh Buồm:

Bài mở đầu: Phân biệt giữa Tín hiệu tường minh (ngôn ngữ tự nhiên) và Tín hiệu ẩn dụ (ngôn ngữ nghệ thuật).

Bài một - Vì sao viết văn tự sự - nghiên cứu trường hợp Tchekhov và truyện ngắn “Nhà văn”

Các bài đọc thêm, bài tập đi kèm:

- “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng

- “Thời thơ ấu” của Maxim Gorky

- “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán

- “Thời thơ ấu” của Lev Tolstoy;

- “Cuốn sách của bạn tôi” của Anatole France

Bài hai - Vì sao làm thơ

Các bài đọc thêm, bài tập đi kèm:

- “Bên kia sông Đuống”, Hoàng Cầm

- “Ngày đầu tiên”, Jacques Prévert

- “Trò nhảy ô Harlem”, Maya Angelou

- “Mưa rào và trẻ nhỏ”, Hoàng Hưng

- Thơ Phương Đông

- Thơ các nhà thơ dấn thân Nga và “Cánh Buồm” của Lermontov.

- Ba bài thơ Robert Frost

Bài ba - Vì sao người ta vẽ

Bài đọc thêm: “Họa sư Nam Sơn”

Bài bốn - Vì sao người ta chơi kịch (có trong chương trình, nhưng chưa soạn xong, chưa in kỳ này)

Bài năm - Vì sao người ta viết văn phóng sự

Bài sáu - Cộng hưởng của người đọc nghệ thuật (có trong chương trình, nhưng chưa soạn xong, chưa in kỳ này)

Bài cuối năm học - Cùng nhau dịch thơ (John Donne)

Ngân Anh