Rất nhiều dự án BĐS khủng của những nhà đầu tư tên tuổi một
thời trưng biển rực rỡ dọc Đại lộ Thăng Long, tạo nên một viễn cảnh
lung linh trên còn đường hiện đại nhất Việt Nam. Những tất cả đã đổ vỡ,
nhiều dự án đến nay đã phải dừng vỗ thời hạn, chủ đầu tư im tiếng hoặc
tìm cách thoái lui.
Nằm ngay đầu đại lộ Thăng Long, với mặt tiền khá đẹp, dự án tổ hợp
khách sạn Dầu khí Việt Nam tại Mễ trì, Từ Liêm sau nhiều năm triển
khai đến nay cũng mới đang ở giai đoạn làm móng và nhiều tháng qua cũng đã ngừng thi công...
Công trình được xây dựng trên diện tích 3,82 ha. Đây là dự án nằm trong cụm công trình 25 ha gồm khách sạn, tòa tháp đôi trung tâm thương mại quốc tế cao khoảng 102 tầng, công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí… với số vốn đầu tư trên 7.450,8 tỷ đồng.
Dự án được khởi công ngày 3/2/2009, đến tháng 12/2010 khởi công xây dựng khu văn phòng, tháng 6/2011 khởi công xây dựng Khối căn hộ. Ngay cạnh đó, vị trí quy hoạch tháp cao nhất Việt Nam vẫn chỉ là bãi đất hoang, cỏ mọc ngập ống chân. Nơi xác định sẽ xây dựng toà tháp cao nhất Việt Nam được xem là một trong những vị trí đất “vàng” tại khu vực có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất phía tây Hà Nội, với hai mặt giáp đường lớn, gần đại lộ Thăng Long.
Sau hơn 6 năm kể từ khi được Chính phủ chấp thuận cho tập đoàn Dầu khí được phép đầu tư dự án, nơi này vẫn để cho người dân chăn thả trâu bò.
Vào khoảng đầu năm 2010, giới đầu tư bất động sản đón nhận thông tin Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) sẽ xây một tòa nhà “có một không hai” tại Mễ Trì (Hà Nội), với vốn đầu tư trên 1 tỷ USD. Ngay sau khi được tư vấn, cùng với việc xin điều chỉnh “hạ độ cao” tòa nhà, lãnh đạo PVC đã đi đến thống nhất sẽ cắt giảm vốn đầu tư, từ hơn 1 tỉ USD theo dự kiến ban đầu xuống còn 600 triệu USD.
Tháng 1/2012, Petro Vietnam đột ngột tuyên nố rút khỏi dự án PVN Tower theo chỉ đạo của Chính phủ và xúc tiến tìm đối tác để chuyển giao dự án. Với tư cách là chủ đầu tư, PetroVietnam đã quyết định không tiếp tục tham gia đầu tư dự án này, nhằm từng bước đưa tập đoàn ra khỏi lĩnh vực đầu tư bất động sản.
Đại diện lãnh đạo PVC đơn được giao quản lý dự án cho biết, bản thân PVC đang phải tạm hoãn lại dự án này vì không có tiền và thị trường bất động sản đang rất khó khăn. Trước mắt PVC chưa có kế hoạch gì với dự án này.
Hàng loạt dự án hai bên đường như Khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ có quy mô gần 300 ha nằm ở vị trí phía Tây Nam thành phố gồm nhiều chức năng như đất công trình công cộng, đất đơn vị ở, đất giao thông, đất công trình hạ tầng, hạ tầng xã hội...
Tại huyện Quốc Oai, tuyên bố hoành tráng, quảng cáo rầm rộ, tung hô ngút trời, nhưng trên thực tế, dự án Khu du lịch sinh thái Ecopark Tuần Châu với kỳ vọng “mang một Tuần Châu thu nhỏ đặt vào lòng thủ đô” đang ở tình trạng... bỏ hoang.
Trên thị trường bất động sản, từ vài năm trước, nhà liền kề, biệt thự, đất ở lâu dài trong dự án Tuần Châu đã được rao bán tràn lan, mặc dù quy hoạch 1/500 mới của dự án này còn chưa được duyệt. Thậm chí trong giai đoạn bất động sản “lên ngôi” như năm 2010, nhiều suất ở dự án này cũng bị đẩy lên mức giá trên 22 triệu/m2. Cho tới thời điểm này, Ecopark Tuần Châu vẫn đang điều chỉnh quy hoạch, giấc mơ một “Tuần Châu thu nhỏ trong lòng thủ đô” cũng chưa gì là chắc chắn.
Dự án ngôi nhà mới ngay sát mặt đường đại lộ Thăng Long cũng mới chỉ lác đác vài khung nhà chưa hoàn thiện. Ngay cạnh, đó là khu hỗn hợp nhà ở - thương mại - dịch vụ Phúc Hà City Garden của Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh và Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Phúc Hà (IPACO). Theo thiết kế, khu đây là khu căn hộ cao cấp, trung tâm mua sắm và văn phòng hạng A dành cho các tập đoàn Tài chính, Ngân hàng có chiều cao công trình trung bình là 30 tầng. IPACO kêu gọi các đối tác góp vốn xây dựng Dự án từ đầu năm 2010, nhưng đến nay, Phúc Hà City Garden vẫn là bãi cỏ um tùm.
D.Anh