Táo bón là vấn đề về tiêu hóa rất thường gặp, gây khó chịu và đau đớn cho người mắc bệnh. Táo bón nếu để lâu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới bị trĩ, nguy hiểm hơn là ung thư ruột.

Sai lầm 1: Khi bị táo bón, phải ăn nhiều chất xơ

Hầu hết mọi người đều cho rằng táo bón là do ăn không đủ chất xơ. Nhưng dù thiếu chất xơ thì khi đã bị táo bón, việc ăn nhiều rau trái một cách đột ngột cũng không phải là cách tốt để trị chứng này. Ngược lại, thay đổi chế độ ăn quá nhanh có thể còn khiến triệu chứng trầm trọng hơn.

{keywords}
 

Cách làm đúng là chỉ nên tăng thêm lượng chất xơ mỗi ngày chừng 5 g trong ba ngày, cho đến khi bạn ăn đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể (phụ nữ là 25 g và nam giới là 38 g). Ngoài ra, bạn cũng cần tăng uống nước vì chất lỏng giúp chất xơ di chuyển qua hệ tiêu hóa dễ dàng hơn.

Nước mới là điều quan trọng nhất khi bị táo bón. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ tự tích nước, gây tình trạng phân cứng, khô, tạo triệu chứng táo bón. Bạn nên uống chừng 6-8 ly nước mỗi ngày.

Sai lầm 2: Uống cà phê giúp giảm táo bón nhanh hơn

Hẳn bạn từng nghe rằng caffeine trong cà phê có thể giúp đi ngoài dễ dàng hơn. Nhưng caffeine là chất kích thích, có thể kích thích hoạt động cơ ruột, tuy nhiên nó lại gây mất nước.

Cho nên nếu như uống cà phê mà lại không bổ sung nước, tình trạng táo bón của bạn sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nếu muốn uống cà phê, bạn nên uống 1 ly nước trước và cả sau ly cà phê ấy.

Thay vì dùng cà phê, bạn nên chú ý đến chế độ ăn. Đừng bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ bữa vì ăn sẽ làm kích thích các phản xạ khiến chất thải di chuyển dễ hơn trong ruột. Nên ăn đủ các bữa chính cũng như các bữa phụ như bình thường.

Khi bị táo bón, bạn nên tập thể thao thay vì nằm lì một chỗ vì khó chịu trong người. Tập thể thao làm kích thích chức năng ruột, giúp giảm táo bón bằng cách thực phẩm được di chuyển trong ruột. 

Bất cứ dạng hoạt động nào (tập gym, bơi, đi bộ...) cũng có tác dụng tốt để giảm bệnh. Bạn chỉ cần mỗi tuần ba ngày, mỗi ngày 30 phút tập luyện là đủ tốt cho hệ tiêu hóa.

 

6 dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh dạ dày nghiêm trọng

6 dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh dạ dày nghiêm trọng

Thực quản, dạ dày, đại tràng, tuyến tụy, gan tạo thành hệ thống tiêu hóa, vì vậy các triệu chứng của các vấn đề tiêu hóa có thể liên quan đến một trong các bộ phận trên.

Ăn đồ tẩm hóa chất, ung thư dạ dày “tấn công” giới trẻ

Ăn đồ tẩm hóa chất, ung thư dạ dày “tấn công” giới trẻ

Theo thống kê của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, năm 2014, tỉ lệ người bệnh trẻ trước 40 tuổi mắc bệnh ung thư dạ dày là 16%, nhưng năm 2015 đã tăng lên 22%.

Ung thư dạ dày: 'Sát thủ' lặng lẽ

Ung thư dạ dày: 'Sát thủ' lặng lẽ

Ung thư dạ dày được xác định là nguyên nhân tử vong thứ ba ở cả nam và nữ ở VN. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiệu quả điều trị khá thấp do diễn tiến bệnh âm thầm, đa phần phát hiện quá muộn.

Theo PLO