Chỉ vì tin vào lời nói vô căn cứ của thầy bói, rất nhiều người đã mù
quáng làm chuyện dại dột. Nhiều câu chuyện đau lòng đã diễn ra, bất hạnh đã đến với
những người thân yêu trong gia đình họ chỉ vì một phút nông nổi tin vào những
điều vớ vẩn.
TIN BÀI KHÁC
Bố mẹ lơ là, con rơi xuống ao thiệt mạng
Thư tuyệt mệnh của bố đốt con là giả dối?
Tự tử vì tin lời thầy bói
Sự việc chị Nguyễn Thị N (SN 1985, quê Cẩm Giàng, Hải Dương) tự tử vì tin lời thầy bói đã từng gây xôn xao dư luận suốt thời gian dài. Năm 2002, chị kết hôn và theo chồng về xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà sống rất hạnh phúc.
Tuy nhiên, N đã bất ngờ tự tử ngay sau khi “vượt cạn” được 10 ngày. Xác N sau
đó đã được phát hiện ở ao làng.
Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã
vào cuộc và ra kết luận: Trên thi thể nạn nhân không có dấu vết tác động từ phía
ngoài, không có dấu hiệu của việc bị hạ sát.
Không nên tin mù quáng vào những điều bói toán (Ảnh: Việt báo) |
Sau ngày người vợ trẻ ra đi, người chồng mới gần 20 tuổi rơi vào tình trạng u
uất, hoảng loạn, không đi ra tới bên ngoài, chẳng thiết gì ăn uống. Được một
thời gian, khi đã nguôi ngoai, anh bỏ nhà, bỏ con đi lang thang.
Tin
thầy bói, hàng ngàn người xới tung nhà dân tìm xác chết
Khoảng 21 giờ
ngày 2/6/2009, hàng ngàn người dân đã đổ xô về căn nhà của bà Nguyễn Thị Ngàn
(ấp Tân Hoà, xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Họ đập phá, xông vào lục
soát nhà vì cho rằng trong nhà có giấu xác chết.
Sự việc bắt đầu từ ngày
19/3, em Nguyễn Thị Trâm (SN 1993, cháu nội nuôi của bà Ngàn) mất tích cùng một
số nữ trang, đồ dùng cá nhân. Hai tháng trôi qua, cả nhà Trâm không tìm được em
nên báo công an. Cùng thời điểm này, một thầy bói lại phán: “Em Trâm bị cha nuôi
(tên Thanh) hiếp dâm. Mẹ nuôi phát hiện ra chuyện này nên cha nuôi dùng khúc gỗ
đánh Trâm đến chết, sau đó vùi xác dưới hầm cầu khoảng 1,5m”.
Tin lời
thầy bói, hàng ngàn người dân đã đổ xô đến nhà bà Ngàn đập phá. Họ ném gạch, bắt
những người trong nhà phải mở cửa để họ đào nhà tìm xác em Trâm. Họ thậm chí còn
đào xới khu vườn rộng gần nửa công đất quanh nhà bà Ngàn. Tuy nhiên đến khuya
2/6 vẫn không phát hiện được gì.
Việc lợi dụng tín ngưỡng của người dân để hành nghề mê tín dị đoan không chỉ xâm hại đến trật tự xã hội, nếp sống văn minh xã hội mà trong nhiều trường hợp còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của công dân. (Ảnh: Xã luận) |
Tuy nhiên, sự thật là ngày 19/3, Trâm có đến nhà bạn học là Trần Thị Ngọc Cẩm và tâm sự sẽ trốn bà nội lên TP.HCM tìm việc làm. Cơ quan công an cũng đã xác định Trâm đang ở TP.HCM và sẽ sớm đưa em về địa phương để lập lại trật tự an ninh. Việc em Trâm bị giết chỉ là tin đồn. Theo xác minh, cha mẹ ruột của Trâm ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Lúc Trâm được 6 tuổi, ông Chế Văn Thanh (con trai bà Ngàn) đưa Trâm về nuôi.
Đề nghị khai quật tử thi vì tin lời thầy bói
Ngày 21/1/2009, tại thôn Điện Biên 3, xã Ea Kmut, huyện Ea Kar (Đăk Lăk), một số hộ dân sống gần khu nghĩa trang lại chứng kiến cuộc khai quật tử thi cô Mai Thị Hải (21 tuổi) đã chết nhiều ngày trước đó chỉ vì gia đình cô tin theo lời thầy bói.
Hải và Vương mới cưới nhau, Hải đang mang bầu 7 tháng nhưng một hôm Vương đi ăn cưới người bạn, Hải ở nhà nghĩ quẩn nên đã tự tử. Sau đó, hai bên gia đình đã thống nhất làm thủ tục an táng cho Hải, không nhờ đến sự can thiệp của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, do quá thương xót con, bà Nguyễn Thị Hát - mẹ Hải sau đó không lâu
đã đi coi bói thì được thầy phán rằng cái chết của Hải có nhiều ẩn khuất. Tin
lời thầy bói, bà Hát về kể chuyện này với gia đình, dòng họ. Một số người nghi
ngờ Vương - chồng Hải hoặc ai đó đã giết cô gái rồi làm giả hiện trường. Sau đó,
gia đình bà Hát đã yêu cầu các cơ quan chức năng khai quật mộ Hải để làm rõ.
Ngày 21/1/2009, các cơ quan chức năng đã tổ chức khai quật, khám nghiệm tử thi
Mai Thị Hải, kết quả xác định không có dấu hiệu của tác động ngoại lực dẫn đến
cái chết của cô.
Tuy nhiên, cũng từ đây, phía gia đình dòng họ nhà ông
Nguyễn Văn Minh, bà Lê Thị Viễn (bố mẹ Vương) cho rằng gia đình phía thông gia
không hiểu được lòng họ đối với con dâu mà sinh nghi kỵ Vương cũng như ai đó làm
điều ác với Hải nên tình thông gia thắm thiết bấy lâu bị sứt mẻ.
Theo Luật gia Hồ Đức Thỏa, nguyên Chánh án TAND Đống Đa, mê
tín, dị đoan là niền tin mù quáng vào những điều duy tâm không có căn cứ khoa
học, tin vào ma quỷ, thần thánh, định mệnh. Hành nghề mê tín dị đoan là một hiện
tượng tiêu cực mà Nhà nước ta đã và đang thực hiện công tác bài trừ khỏi đời
sống xã hội bằng nhiều biện pháp khác nhau góp phần giữ gìn trật tự, trị an xã
hội và nếp sống văn minh, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân.
Việc lợi dụng tín ngưỡng của người dân để hành nghề mê tín dị đoan không chỉ xâm
hại đến trật tự xã hội, nếp sống văn minh xã hội mà trong nhiều trường hợp còn
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của công dân. Do đó, dựa trên những quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin, Chính phủ đã đưa ra biện pháp xử phạt hành chính đối với các hành vi tổ chức hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức khác có tính chất mê tín dị đoan với mức phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 1 triệu đồng (điểm a khoản 2 Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6-6-2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin). Và một số hành vi khác như lợi dụng tín ngưỡng để quyên góp tiền của, vật chất khác cũng có mức phạt như trên |
Kiều Trang (Tổng hợp)