Ảnh: LĐO

Pháp luật quy định 4 trường hợp không được bảo lãnh xe vi phạm đang bị tạm giữ. Ảnh: LĐO

Tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP đã quy định 4 trường hợp không được xem xét đặt tiền bảo lãnh để giao xe vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, bao gồm:

- Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự.

- Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông.

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa.

- Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy. (Hiện hành quy định bao gồm cả trường hợp phương tiện giao thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm).

Ngoài ra, Nghị định 31/2020/NĐ-CP còn quy định việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh.

Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức được bảo lãnh xe vi phạm đang bị tạm giữ nếu đạt các yêu cầu sau:

- Cá nhân, tổ chức vi phạm có nơi đăng ký thường trú, tạm trú vẫn còn thời hạn hoặc giấy xác nhận của cơ quan đang công tác. Đồng thời cá nhân, tổ chức vi phạm phải có nơi giữ và bảo quản phương tiện. 

- Cá nhân, tổ chức vi phạm phải đặt tiền bảo lãnh mới được xem xét giữ và bảo quản phương tiện. 

Theo Lao động

Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Giá xăng dầu tăng kỷ lục, đi những xe nào tiết kiệm nhất?

Giá xăng dầu tăng kỷ lục, đi những xe nào tiết kiệm nhất?

Nếu giá xăng ở mức 30.000 đồng và dầu diesel chạm mức 25.000 đồng một lít, chiếc Mazda 2 sẽ tiêu tốn 1.428 đồng cho mỗi km di chuyển. Còn với KIA Sorento máy dầu, con số này là 1.450 đồng.