Trong
lịch sử nhân loại, năng lượng có thể được xem như một tiêu chuẩn để
phân chia giai đoạn phát triển nền văn minh. Theo ý nghĩa đó, thế kỷ XX
và có thể cả thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của dầu khí vì nó chi phối
toàn bộ diện mạo kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như của toàn thế
giới. Dầu khí có tầm quan trọng chiến lược như thế cho nên nhận thức
đầy đủ vai trò của khoa học – công nghệ (KH-CN) trong hoạt động dầu khí
đến nay vẫn còn rất cần thiết.
Bài viết này sẽ tóm tắt các đặc thù của KHCN dầu khí, các đặc điểm của KHCN dầu khí Việt Nam, tổng hợp những thành tựu cũng như những mặt chưa đạt và đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện chiến lược tăng tốc đang được PVN phát động.
KH-CN dầu khí bao trùm những lĩnh vực rất lớn liên quan từ khoa học cơ bản đến ứng dụng. Để tìm ra và khai thác, chế biến được dầu khí đương nhiên là phải có kỹ thuật thích hợp, có con người làm chủ được kỹ thuật đó. Một mảng khác không kém phần quan trọng nhưng thường chưa được chú ý đúng mức đó là khoa học kinh tế và quản lý để đảm bảo tính khả thi và tính tối ưu khi đưa nguồn tài nguyên dầu khí vào guồng máy vận hành của toàn bộ nền kinh tế.
Vì vậy ngoài những đặc điểm chung giống như các khoa học - công nghệ khác, KH-CN dầu khí còn có một số đặc thù khác.
Tính hiện đại và đa dạng. Chúng ta đều biết việc đi sâu vào lòng đất khoảng vài chục km khó khăn hơn rất nhiều so với đi vào vũ trụ hàng triệu km. Chính vì thế mà tất cả những thành tựu mới nhất, hiện đại nhất của khoa học đều được ứng dụng trong công nghệ dầu khí.
Lý thuyết trường thế, trường điện từ, trường sóng đàn hồi, sóng âm, siêu âm, cơ chất lỏng trong môi trường đa pha, công nghệ viễn thám, công nghệ biển, công nghệ vật liệu mới, tin học, điều khiển học, tự động hóa, công nghệ hóa học và sinh học, tin học, lý thuyết trò chơi, lý thuyết tập mờ… ngay từ khi chưa định hình rõ ràng đã có những thử nghiệm ứng dụng trong tất cả các khâu của công nghiệp dầu khí.
Và ngày nay khi nguồn dầu khí đi vào khan hiếm, phải tiến hành tìm kiếm - thăm dò – khai thác ở các vùng nước cực sâu của đại dương, các vùng xa xôi, hẻo lánh như sa mạc hay các vùng băng giá, ở những độ sâu lớn hơn 5 km, phải chế biến những loại dầu nặng hoặc không thông thường theo những yêu cầu khắt khe của luật môi trường, chuyển hóa khí đốt thành nhiên liệu lỏng hoặc phải từng bước chuyển từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo… thì việc ứng dụng các công nghệ hiện đại càng xảy ra với cường độ và tốc độ ngày một cao hơn trước.
Hậu quả của tính hiện đại này là chi phí đầu tư, giá thành công nghệ trở nên rất đắt đỏ nên mục tiêu đạt hiệu quả tổng hợp cao phải là kim chỉ nam cho đầu tư khoa học dầu khí chứ không phải là đầu tư ít nhất, rẻ nhất như trước đây vẫn thường được tiến hành.
Ngành dầu khí ngay từ đầu đã mang tính quốc tế sâu sắc. Mọi hoạt động từ nghiên cứu đến sản xuất, kinh doanh đều diễn ra trên bình diện toàn cầu mà biên giới quốc gia không còn là một rào cản quan trọng nữa.
Trình độ công nghệ dầu khí ở nước Mỹ hay một nước Trung Phi nghèo nhất thế giới cũng cần phải gần như nhau thì mới tìm ra và khai thác được dầu khí, do đó hợp tác quốc tế là một chính sách luôn luôn phải được quán triệt trong quy hoạch phát triển ngành.
Tuy nhiên tính quốc tế này lại mang tính độc quyền và thống trị bởi các nước phát triển, nó trở thành một công cụ để chiếm đoạt thặng dư và của cải của các nước chưa phát triển hoặc kém phát triển.
Từ tính độc quyền nói trên dẫn đến tính đối kháng trong việc chuyển giao công nghệ cũng như phổ biến kiến thức khoa học giữa các nước giàu và nghèo. Vì cơ sở hạ tầng, nguồn tài chính, nguồn nhân lực yếu kém nên các nước kém phát triển không thể tự thân phát triển khoa học - công nghệ dầu khí, còn các nước phát triển và các tập đoàn siêu quốc gia thì không bao giờ chịu trao cái bảo bối của mình cho bất kỳ ai cho nên cái phần mà các nước kém phát triển tiếp thu được phần lớn là công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ phụ nếu không có những chính sách và phương thức khôn khéo thích hợp để chuyển giao công nghệ.
Cũng từ tính đối kháng này nên KHCN dầu khí mang đậm tính chính trị hơn các ngành khác, nó không còn là lĩnh vực của riêng các nhà khoa học mà thường bị các nhà chính trị, các nhà cầm quyền chi phối rất mạnh. Tính đối kháng mang đặc trưng chính trị này gắn liền với vai trò chiến lược của dầu khí trong kinh tế, quốc phòng của mỗi nước nên không tự mất đi thông qua hợp tác, tình hữu nghị như những người nhẹ dạ ảo tưởng.
Song song với KH-CN phổ cập là KH-CN cá biệt của mỗi nước cụ thể, xác định bởi những đặc điểm địa lý - địa chất và loại hình hydrocacbua đặc thù của nước đó.
Điều này dễ hiểu vì những mỏ dầu khí ở Bắc cực, Nam cực, ở biển sâu, ở móng nứt nẻ, đá vôi, cát kết, dưới dạng dầu ngọt, dầu chua, bitumen, khí hydrat, khí than... ở từng nước không yêu cầu công nghệ giống nhau, do đó không phải ai cũng quan tâm như nhau đến từng công nghệ cụ thể.
Điều này dẫn đến một nhu cầu là mỗi một quốc gia phải có một chiến lược KH-CN dầu khí cho riêng mình để đáp ứng mục tiêu của công nghiệp dầu khí của nước đó.
Còn tiếp...
Bài viết này sẽ tóm tắt các đặc thù của KHCN dầu khí, các đặc điểm của KHCN dầu khí Việt Nam, tổng hợp những thành tựu cũng như những mặt chưa đạt và đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện chiến lược tăng tốc đang được PVN phát động.
KH-CN dầu khí bao trùm những lĩnh vực rất lớn liên quan từ khoa học cơ bản đến ứng dụng. Để tìm ra và khai thác, chế biến được dầu khí đương nhiên là phải có kỹ thuật thích hợp, có con người làm chủ được kỹ thuật đó. Một mảng khác không kém phần quan trọng nhưng thường chưa được chú ý đúng mức đó là khoa học kinh tế và quản lý để đảm bảo tính khả thi và tính tối ưu khi đưa nguồn tài nguyên dầu khí vào guồng máy vận hành của toàn bộ nền kinh tế.
Vì vậy ngoài những đặc điểm chung giống như các khoa học - công nghệ khác, KH-CN dầu khí còn có một số đặc thù khác.
Tính hiện đại và đa dạng. Chúng ta đều biết việc đi sâu vào lòng đất khoảng vài chục km khó khăn hơn rất nhiều so với đi vào vũ trụ hàng triệu km. Chính vì thế mà tất cả những thành tựu mới nhất, hiện đại nhất của khoa học đều được ứng dụng trong công nghệ dầu khí.
Lý thuyết trường thế, trường điện từ, trường sóng đàn hồi, sóng âm, siêu âm, cơ chất lỏng trong môi trường đa pha, công nghệ viễn thám, công nghệ biển, công nghệ vật liệu mới, tin học, điều khiển học, tự động hóa, công nghệ hóa học và sinh học, tin học, lý thuyết trò chơi, lý thuyết tập mờ… ngay từ khi chưa định hình rõ ràng đã có những thử nghiệm ứng dụng trong tất cả các khâu của công nghiệp dầu khí.
Và ngày nay khi nguồn dầu khí đi vào khan hiếm, phải tiến hành tìm kiếm - thăm dò – khai thác ở các vùng nước cực sâu của đại dương, các vùng xa xôi, hẻo lánh như sa mạc hay các vùng băng giá, ở những độ sâu lớn hơn 5 km, phải chế biến những loại dầu nặng hoặc không thông thường theo những yêu cầu khắt khe của luật môi trường, chuyển hóa khí đốt thành nhiên liệu lỏng hoặc phải từng bước chuyển từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo… thì việc ứng dụng các công nghệ hiện đại càng xảy ra với cường độ và tốc độ ngày một cao hơn trước.
Hậu quả của tính hiện đại này là chi phí đầu tư, giá thành công nghệ trở nên rất đắt đỏ nên mục tiêu đạt hiệu quả tổng hợp cao phải là kim chỉ nam cho đầu tư khoa học dầu khí chứ không phải là đầu tư ít nhất, rẻ nhất như trước đây vẫn thường được tiến hành.
Ngành dầu khí ngay từ đầu đã mang tính quốc tế sâu sắc. Mọi hoạt động từ nghiên cứu đến sản xuất, kinh doanh đều diễn ra trên bình diện toàn cầu mà biên giới quốc gia không còn là một rào cản quan trọng nữa.
Trình độ công nghệ dầu khí ở nước Mỹ hay một nước Trung Phi nghèo nhất thế giới cũng cần phải gần như nhau thì mới tìm ra và khai thác được dầu khí, do đó hợp tác quốc tế là một chính sách luôn luôn phải được quán triệt trong quy hoạch phát triển ngành.
Tuy nhiên tính quốc tế này lại mang tính độc quyền và thống trị bởi các nước phát triển, nó trở thành một công cụ để chiếm đoạt thặng dư và của cải của các nước chưa phát triển hoặc kém phát triển.
Từ tính độc quyền nói trên dẫn đến tính đối kháng trong việc chuyển giao công nghệ cũng như phổ biến kiến thức khoa học giữa các nước giàu và nghèo. Vì cơ sở hạ tầng, nguồn tài chính, nguồn nhân lực yếu kém nên các nước kém phát triển không thể tự thân phát triển khoa học - công nghệ dầu khí, còn các nước phát triển và các tập đoàn siêu quốc gia thì không bao giờ chịu trao cái bảo bối của mình cho bất kỳ ai cho nên cái phần mà các nước kém phát triển tiếp thu được phần lớn là công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ phụ nếu không có những chính sách và phương thức khôn khéo thích hợp để chuyển giao công nghệ.
Cũng từ tính đối kháng này nên KHCN dầu khí mang đậm tính chính trị hơn các ngành khác, nó không còn là lĩnh vực của riêng các nhà khoa học mà thường bị các nhà chính trị, các nhà cầm quyền chi phối rất mạnh. Tính đối kháng mang đặc trưng chính trị này gắn liền với vai trò chiến lược của dầu khí trong kinh tế, quốc phòng của mỗi nước nên không tự mất đi thông qua hợp tác, tình hữu nghị như những người nhẹ dạ ảo tưởng.
Song song với KH-CN phổ cập là KH-CN cá biệt của mỗi nước cụ thể, xác định bởi những đặc điểm địa lý - địa chất và loại hình hydrocacbua đặc thù của nước đó.
Điều này dễ hiểu vì những mỏ dầu khí ở Bắc cực, Nam cực, ở biển sâu, ở móng nứt nẻ, đá vôi, cát kết, dưới dạng dầu ngọt, dầu chua, bitumen, khí hydrat, khí than... ở từng nước không yêu cầu công nghệ giống nhau, do đó không phải ai cũng quan tâm như nhau đến từng công nghệ cụ thể.
Điều này dẫn đến một nhu cầu là mỗi một quốc gia phải có một chiến lược KH-CN dầu khí cho riêng mình để đáp ứng mục tiêu của công nghiệp dầu khí của nước đó.
Còn tiếp...
- TS. Trần Ngọc Toản – Nguyên Viện trưởng Viện Dầu khí