Vị đắng đặc trưng và hương thơm mát của bia được tạo ra từ hoa bia. Hoa houblon có hoa đực và hoa cái riêng cho từng cây. Trong sản xuất bia chỉ sử dụng hoa cái chưa thụ phấn.
Hoa houblon còn là một chất chống ung thư mạnh mẽ. Theo một nghiên cứu thực hiện năm 2000, hoa bia là nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào, tốt hơn cả rượu vang đỏ, trà xanh và đậu nành.
Bia là một thức uống giàu dinh dưỡng. Theo một nghiên cứu được công bố năm 2010, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong bia có ít nhất 62 loại protein.
Bia là một trong những đồ uống phổ biến nhất thế giới |
Bia là một trong những đồ uống lâu đời nhất mà loài người tạo ra. Từ thiên niên kỷ thứ 6 TCN, người Sumerian đã phát minh ra cách lên men, quy trình chính để tạo ra bia.
Thuật ngữ "bia" trong tiếng Việt để chỉ loại đồ uống này có lẽ có nguồn gốc từ "bière" trong tiếng Pháp do bia chỉ được sản xuất ở Việt Nam kể từ khi người Pháp mang thứ đồ uống này tới Việt Nam vào cuối thế kỷ 19. |
Các nền văn minh khác cũng có cách ủ bia riêng của mình, nhưng nhìn chung công đoạn ủ thường do phụ nữ đảm nhiệm. Thần Tenenit - thần bảo hộ cho loại đồ uống này của người Ai Cập cổ - là một nữ thần, tương tự như nữ thần bia Mbaba Mwana Waresa của người Zulu.
Một nghiên cứu khảo cổ năm 2005 phát hiện người Wari ở Peru cổ đại thường chọn những phụ nữ ưu tú làm công việc ủ bia. Nhiều thế kỷ sau, phụ nữ vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong công việc ủ bia ở Châu Âu. Cho đến cuối thế kỷ 18, bia mới trở thành thức uống của phái mạnh.
Bia không chỉ đề uống
Bia không chỉ là một loại đồ uống được ưa thích mà còn được dùng trong chế biến món ăn. Các đầu bếp thường dùng bia để tăng hương vị cho các món sốt, để thêm vào bột bánh mì, hay để tẩm ướp trong các món nướng.
Ngoài ra, vỏ chai hoặc lon bia còn được các tái sử dụng rất sáng tạo trong xây dựng. Chẳng hạn như ngôi nhà được xây từ 39.000 lon bia vào năm 1968 của ông John Milkovisch, tại Houston, Texas, Mỹ. Chủ nhân của ngôi nhà đặc biệt này đã mất vào năm 1988, và ngôi nhà hiện được dùng làm bảo tàng.
Ngôi nhà bia |
Nhiều người cho rằng việc để bia quá lâu hoặc do trữ lạnh khiến bia bị biến chất và có mùi hôi. Tuy nhiên thủ phạm thực sự lại "sờ sờ" ngay trước mắt mà ít ai để ý, đó chính là ánh sáng.
Một nghiên cứu năm 2001 đã tìm ra nguyên nhân khiến bia dễ hỏng là do một thành phần nhạy cảm với ánh sáng có trong hoa bia. Việc tiếp xúc lâu với ánh sáng sẽ tạo ra một phản ứng hóa học, sinh ra một loại hợp chất có tính chất tương tự như tuyến bài tiết của loài chồn hôi. Đó là lý do vì sao bia thường được đóng chai màu nâu tối hoặc xanh đậm.
Cao Nguyên (Tổng hợp)
Nỗi oan bụng bự của bia
Uống bia thường xuyên không có liên quan gì đến cái bụng bự của các
quý ông tuổi trung niên mà người ta thường gọi là “bụng bia”.
Chất giúp uống rượu mà không bị say
Một hoá chất có trong phương thuốc thảo dược cổ truyền ở châu Á có
thể làm cho các con chuột hầu như miễn dịch với tác dụng của rượu bia.
Các nhà khoa học hy vọng rằng chất này cũng có tác dụng tương tự với con
người.
Rượu vang đỏ giảm nguy cơ ung thư vú
Uống rượu vang đỏ thường xuyên giúp
giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, theo nghiên cứu của các nhà khoa học
thuộc Trung tâm y tế Cedars-Sinai (Los Angeles, Mỹ).
|