1. “Vua cà phê Việt” Đặng Lê Nguyên Vũ

{keywords}
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10/2/1971 tại Nha Trang, Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo.

Theo số liệu năm 2018, Tập đoàn Trung Nguyên có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng và ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn là đại diện pháp lý và có quyền điều hành sau vụ kiện tụng tốn giấy mực với vợ cũ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên có 3 mảng chính gồm Kinh doanh - chế biến cà phê, bán lẻ và nhượng quyền thương hiệu (franchising). Theo thông tin từ Chứng khoán Bảo Việt, hiện nay Trung Nguyên cũng đã xây dựng được mạng lưới hơn 2.500 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và ở nước ngoài như Mỹ, Nhật, Singapore.

Tuy được thành lập từ khá sớm (1996), nhưng mãi đến năm 2006, CTCP Tập đoàn Trung Nguyên mới chính thức được đăng ký kinh doanh. Hiện tại, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang là người đại diện theo pháp luật. Trung Nguyên hiện chưa niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán.

Về tình hình kinh doanh, doanh thu của Trung Nguyên trong giai đoạn 2015-2017 đạt quanh mức 3.800 tỷ đồng, cao hơn so với đối thủ là Vinacafe Biên Hòa (3.000 – 3.400 tỷ trong giai đoạn 2015-2017).

Ngoài ra, trong giai đoạn 2015 -2017, Trung Nguyên đã chi gần 1.000 tỷ để làm truyền thông, 300 tỷ đồng mua siêu xe hay 200 tỷ đồng cho chương trình “Lập chí vĩ đại - khởi nghiệp kiến quốc”. Con số này cũng phần nào cho thấy Trung Nguyên có tiềm lực tài chính khá dồi dào.

Trung Nguyên đã có những rối ren khi cuộc hôn nhân của ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch HĐQT của Trung Nguyên và vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo gặp sóng gió. Năm 2015, bà Lê Hoàng Diệp Thảo lần đầu đưa đơn ly hôn ra tòa. Cũng trong năm này, ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của vợ tại Tập đoàn Trung Nguyên.

Kể từ đó, những tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên và các công ty liên quan cũng đã xảy ra đồng thời với cuộc ly hôn nghìn tỷ giữa hai vợ chồng vua cafe Trung Nguyên.

Về cơ bản cuộc ly hôn nghìn tỷ đã đi đến hồi kết, những tranh chấp nảy sinh cũng đã được Tòa án phán quyết song những “tai tiếng” mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo để lại sẽ còn được nhắc đến trong năm 2019 .

2. Tổng giám đốc Điện Quang, Hồ Quỳnh Hưng

{keywords}
Ông Hồ Quỳnh Hưng được biết đến với vai trò là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Bóng đèn Điện Quang (Mã: DQC). Hiện ông còn là Ủy viên Ban chấp hành VCCI. Ông Hưng sinh năm 1971 (tuổi Tân Hợi) tại TP.HCM.

Hiện tại, giá trị tài sản của ông Hồ Quỳnh Hưng đạt 69,75 tỷ đồng và đứng vị trí 438 trong danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Công ty CP Bóng đèn Điện Quang kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2005, tình hình kinh doanh có sự phân kỳ theo từng giai đoạn. 3 năm đầu sản xuất khả quan với sự tăng trưởng ở cả hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, nhưng đến năm 2008 thì con số thu về giảm sút đột ngột. Đây cũng là năm DQC chính thức lên sàn. Thời gian này DQC gặp khó khăn với khoản nợ của Cuba còn 858.8 tỷ đồng vào ngày 31.12.2008, khoản nợ này sau đó liên tục là ý kiến ngoại trừ của kiểm toán nhiều năm liền.

Giai đoạn 2008-2014, kết quả kinh doanh hàng năm có sự tăng trưởng đều đặn trở lại, song nguồn thu trong thời gian này chủ yếu đến từ khoản thu tài chính với khách hàng Cuba. Ngoài ra, thời gian này công ty còn hưởng lợi từ việc thanh lý hàng Compact tồn kho với giá vốn thấp, đây là nguồn đóng góp chính vào doanh thu xuất khẩu của DQC.

Tuy nhiên, 3 năm gần đây (2014-2017) lợi nhuận sau thuế bình quân của Điện Quang giảm hơn 20%. Biên lợi nhuận theo đó cũng sụt giảm đáng kể, từ mức 19.6% (2015) đến năm 2016 chỉ còn 10%.

Năm 2018 tình hình kinh doanh tại DQC vẫn chưa thấy điểm sáng sau thời gian dài suy giảm. Theo báo cáo tài chính quý III.2018, 9 tháng đầu năm, DQC của Hồ Quỳnh Hưng Quang đạt tổng doanh thu 755 tỷ đồng, tăng trưởng 11,5% và lợi nhuận sau thuế 74,6 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong kỳ công ty có ghi nhận lỗ hơn 3 tỷ đồng từ đơn vị liên doanh liên kết (cùng kỳ dương hơn 4,6 tỷ đồng).

Cùng với đó, tiền mặt và tiền gửi của DQC là 473 tỷ đồng, giảm 110 tỷ đồng so với đầu năm; Phải thu ngắn hạn 441 tỷ đồng, hàng tồn kho cũng tăng lên trên 397 tỷ đồng, giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn 64 tỷ đồng; Nợ phải trả cuối kỳ 538 tỷ đồng, tổng giá trị nợ vay ngắn dài hạn 179 tỷ đồng; nợ dài hạn tăng thêm 65 tỷ đồng.

3. Shark Phú, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse

{keywords}
Doanh nhân tuổi Tân Hợi Nguyễn Xuân Phú với kinh nghiệm 18 năm kinh doanh hàng gia dụng, từng tự tin rằng "chưa tháng nào lỗ, chưa công ty nào lỗ".

Năm 2000, Shark Nguyễn Xuân Phú khởi nghiệp khi trong tay có chưa đến 50 triệu đồng và sau 17 năm, Tập đoàn Sunhouse nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Các sản phẩm của công ty có mặt trong hơn 20 triệu gia đình Việt, hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hơn 50.000 điểm bán, tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đều đặn 30%.

Hiện nay, bên cạnh việc kinh doanh các sản phẩm gia dụng, tập đoàn Sunhouse còn sở hữu công ty Sunhouse Investment chuyên đầu tư tài chính, cổ phiếu, khởi nghiệp.

Tổng quy mô thị trường thiết bị gia dụng Việt Nam theo ước tính của Bộ Công thương vào khoảng 15 tỷ USD. Với số vốn điều lệ 500 tỷ đồng, hiện Sunhouse đứng thứ hai trên thị trường ngành với doanh thu 1,8 nghìn tỷ đồng (79,2 triệu USD), xếp sau Kangaroo với doanh thu năm 2016 khoảng 2 nghìn tỷ đồng (88 triệu USD), chủ yếu đến từ các sản phẩm lọc nước. Tuy nhiên, tính riêng doanh thu từ các thiết bị gia dụng, Sunhouse đang nắm giữ thị phần lớn nhất của khoảng 8% thị trường trong nước.

4. Ông Tô Như Toàn, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Văn Phú – Invest (VPI)

 
 

Văn Phú Invest được biết đến là một đại gia địa ốc, là chủ đầu tư của nhiều dự án BĐS “đình đám” nhưng cũng không ít tai tiếng, kiện cáo của cư dân.

Được hình thành và phát triển từ năm 2003 với tiền thân là Chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh, đến nay Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest đã trở thành một thương hiệu uy tín có nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, kinh doanh, xây dựng và phát triển bất động sản.

Được biết, dự án đầu tay, ghi dấu ấn với thị trường và làm nên tên tuổi của Văn Phú Invest là Khu đô thị mới Văn Phú tại Hà Đông. Dự án này có quy mô lên đến 94ha, với tổng mức đầu tư 18.000 tỷ đồng. Khu đô thị này đã được bàn giao và đưa vào sử dụng 10 năm. Hay như dự án Home City với nhiều quan điểm bất đồng giữa chủ đầu tư và cư dân ngày mới đi vào bàn giao. Tuy nhiên, đến nay mọi việc đã được giải quyết.

Năm 2018, CTCP Đầu tư Văn Phú – Invest (VPI) do ông Tô Như Toàn là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc báo lãi sau thuế 126,5 tỷ đồng, chưa bằng một nửa lợi nhuận đạt được cùng kỳ năm ngoái và mới chỉ hoàn thành 21% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ 127,5 tỷ đồng. Tính đến cuối kỳ tổng tài sản công ty đạt 4.397 tỷ đồng, tăng 660 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Ngày 28/11, CTCP Đầu tư Văn Phú Invest (mã VPI) đã chính thức niêm yết trên sàn HNX. Tổng khối lượng niêm yết là 160 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ 1.600 tỷ đồng. Giá giao dịch phiên đầu tiên là 27.600 đồng/cp.

Ngay trong phiên chào sàn, cổ phiếu VPI đã tăng kịch trần lên mức giá 35.800 đồng/cp. Đưa ông Toàn lọt vào danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với vị trí thứ 31, với tổng giá trị tài sản đạt 1.432 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Công ty THG Holdings hiện là cổ đông lớn sở hữu 23,44% vốn điều lệ của VPI. Ông Tô Như Toàn cho biết, ông hiện sở hữu 25% cổ phần VPI và nắm hơn 40% tại THG Holdings.

Có thể thấy, việc sở hữu gián tiếp VPI thông qua THG Holdings thì ông Toàn hiện là cổ đông lớn nhất tại VPI. Với việc sở hữu 40% số cổ phần tại THG Holdings (tức ông Toàn gián tiếp sở hữu 37,5 triệu cổ phiếu VPI mà công ty này nắm giữ), giá trị tài sản của ông Toàn sẽ phải cộng thêm 537 tỷ đồng. Như vậy, tổng giá tài sản ước tính của ông Tô Như Toàn đạt 1.969 tỷ đồng.

(Theo Nhà Đầu tư)