Nhận thấy bánh sắn là một sản phẩm đặc trưng riêng của vùng đất trung du với nguồn nguyên liệu là cây sắn dồi dào sẵn có, rất nhiều tiềm năng để mở rộng sản xuất, hộ sản xuất kinh doanh Nguyễn Thái Sơn ở thị trấn Phong Châu đã phát triển thành công sản phẩm bánh sắn Phong Châu. Sản phẩm giữ được hương vị truyền thống của quê hương, đứng vững trong lòng khách hàng, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023.
Sau hơn 2 tháng triển mô hình trồng cây dưa chuột Thái trên đất ruộng xã Liên Hoa với tổng diện tích gần 5 ha. Qua đánh giá năng xuất bình quân ước đạt 45- 48 tấn / ha. Giá dưa được HTX thu mua giao động từ 7- 10đồng/ kg. Trừ chi phí cây giống, vật tư, nhân công , lợi nhuận đạt hơn 200 triệu/ ha. Thời gian trồng 1 vụ dưa là 70 ngày, từ khi xuống giống đến khi cho thu hoạch quả từ 30- 35 ngày. Sau khi thu hoạch lúa chiêm xuân sẽ thâm canh được 2 vụ dưa, sau đó bà con nhân dân làm đất gieo cấy lúa vụ chiêm xuân năm sau, như vậy không để lãng phí tài nguyên đất, góp phần nâng cao giá trị/ đơn vị diện tích.
Bên cạnh đó, xã cũng đang triển khai trồng khoảng hơn 4ha cây ớt xuất khẩu. Khi người dân tham gia chuỗi liên kết HTX rẽ cung cấp phân bón hỗ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Qua hội nghị thăm quan mô hình trồng dưa và trồng ớt. Lãnh đạo một số xã trên địa bàn huyện Phù Ninh cũng mong muốn HTX Minh Tâm sẽ hợp tác với các xã theo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm để tạo công ăn việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Góp phần xây dựng huyện Phù Ninh đạt chuẩn nông thôn mới theo đúng tiến độ đề ra.
Xác định xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP là chương trình kinh tế quan trọng, là nền tảng vững chắc trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện đã chú trọng phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, nhất là việc bảo tồn, phát triển ngành nghề ở nông thôn, trở thành một điểm sáng trong thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, đến năm 2023, toàn huyện có 12/17 xã, thị trấn có sản phẩm tham gia chương trình OCOP với 20 sản phẩm của 14 chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao trở lên, trong đó có 4 sản phẩm đạt hạng 4 sao là Chè xanh đặc biệt Đức Tỵ, Chè Olong Đức Tỵ, Hồng không hạt Gia Thanh, Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ INSU VIETMEC. Việc xây dựng các sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy phát triển và nâng cao thu nhập của người dân, là một trong những “đòn bẩy” giúp huyện Phù Ninh đẩy nhanh tiến trình xây dựng huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, đô thị văn minh.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nguyễn Phúc Suyên, cho biết: thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, bên cạnh đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa các chính sách đến gần hơn với người dân; thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ các đối tượng, chủ thể tham gia chương trình OCOP; mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp có điều kiện và năng lực đưa vào sản xuất các sản phẩm mới trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm, khai thác tối đa điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, nhân lực, nguyên liệu… theo nhu cầu thị trường.
Đặc biệt là gắn với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.