Thầy tôi ra tỉnh học nghề ảnh vào năm 1924 lúc mới 13 tuổi. Ông nội tôi gửi gắm ở hiệu ảnh của một người cùng làng, cụ Phúc Lai. Có hai anh em ruột đều có thương hiệu là Phúc Lai. Ông này là ông anh, mọi người gọi là Phúc Lai - Hải Phòng. Còn ông em là Phúc Lai - Sơn Tây.
Cụ tên thật Nguyễn Văn Đính, là thế hệ học trò đầu tiên của cụ Nguyễn Đình Khánh (tức Khánh Ký), ông tổ nghề ảnh của làng và cả nước.
Cụ Phúc Lai sinh ra trong một dòng họ danh giá. Người anh em con chú con bác ruột với cụ là GS-TS Nguyễn Văn Huyên, người Việt đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris khi chưa đầy 30 tuổi.
Ông nội cụ Phúc Lai- cụ Điều Khoa, thuở nhỏ vất vả, rời làng ở với bà nội ở phố Thuốc Bắc. Sau nhờ thông minh, tháo vát, cụ thành thầy thuốc giỏi, có cửa hàng bán thuốc khá danh tiếng ở 36 phố phường. Cụ được vua Tự Đức phong hàm Cửu phẩm, bổ làm y sinh.
Năm đó, cụ Phúc Lai mới khai trương thêm cửa hiệu nữa ở Hải Phòng, thầy tôi theo cụ xuống làm thợ và sống trong nhà cụ hàng chục năm trời. Cho tới khi ông nội tôi mất đầu thập niên 1940, thầy tôi mới rời Hải Phòng về lại Hà Nội làm ở Central Photo, số nhà 94 phố Hàng Bông gần phố Hàng Da, cũng do cụ Phúc Lai làm chủ.
Cụ Phúc Lai - Hải Phòng có hai bà vợ và bốn người con, bà cả chỉ có một mụn con gái. Lúc còn sống thầy tôi thường kể cho tôi nghe về ba người con trai rất sáng dạ của cụ Đính. Đó là các chú Riệu, Quyền và Đạo.
Ông nội cụ Phúc Lai- cụ Điều Khoa, thuở nhỏ vất vả, rời làng ở với bà nội ở phố Thuốc Bắc. Sau nhờ thông minh, tháo vát, cụ thành thầy thuốc giỏi, có cửa hàng bán thuốc khá danh tiếng ở 36 phố phường. Cụ được vua Tự Đức phong hàm Cửu phẩm, bổ làm y sinh. Ước nguyện lớn nhất của cụ là muốn con cái hướng nghiệp y, xây dựng một bệnh viện tư hiện đại chữa bệnh cho thập phương.
Thầy tôi kể, cụ Phúc Lai rất giỏi tử vi. Cả ba chú đều được cụ xem rất kỹ, thấy tiền, trung và hậu vận của các chú đều đắc ý, cụ mừng lắm. Sau khi người con trai cả Nguyễn Quang Riệu và con út Nguyễn Quý Đạo sang Pháp du học, người con trai thứ hai - Nguyễn Quang Quyền ở nhà, năm 1952 tốt nghiệp tú tài hạng ưu thì vào học trường ĐH Y Dược Hà Nội và ở lại trường giảng dạy.
Đợt cải tạo công thương ở Hà Nội và Hải Phòng khiến toàn bộ cửa hiệu sầm uất, cũng như những đồn điền mầu mỡ của cụ Phúc Lai ở vùng Đông Triều đều bị quốc hữu hóa, tập thể hóa. Gia đình cụ thành vô sản, và lui về sống ở khu nhà tạm cấp 4 ven hồ Giảng Võ cùng vợ chồng chú Quyền. Hàng ngày chú Quyền đạp xe tới trường Y và Bệnh viện Bạch Mai làm việc. Thầy tôi, một dạo hàng ngày cũng từ Lai Xá ra cửa hàng ảnh Quốc Tế ở 11 Hàng Khay bằng xe đạp nên vẫn gặp chú Quyền.
Thi thoảng chú khoe: “Anh Riệu và em Đạo nhà em bên Pháp vẫn thi thoảng vẫn gửi quà về. Có lúc nhà nhận được chiếc Peugeot mới coóng nhưng em chả dám đi, sợ người ta dị nghị”.
Có dạo chú Quyền kể biết hai cụ Phúc Lai được nhà nước mời lên ở khách sạn để tiếp khách quý từ bên Tây. Tưởng ai hoá ra chú Riệu đi hội nghị quốc tế về thiên văn (hay vật lý) vùng Đông Âu, tiện thể ghé thăm Hà Nội. Hai cụ được gặp lại con trai sau hơn 20 năm xa cách. Trước đó cả tháng, hai cụ đã được các cán bộ có trách nhiệm đả thông tư tưởng.
Vài năm sau, cụ Phúc Lai Nguyễn Văn Đính về với tổ tiên, hưởng thọ 86 tuổi, an nghỉ ở cánh đồng làng. Cụ bà sau đó theo chú Quyền vào TP.HCM sống những năm cuối đời.
GS-BS Nguyễn Quang Quyền cùng với người em họ (GS-BS Nguyễn Văn Thành tức Hùng, con cụ Phúc Lai - Sơn Tây) đều là chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực giải phẫu học và vi trùng học. Cả hai còn là các bậc thầy khả kính của nhiều thế hệ sinh viên y khoa Hà Nội và Sài Gòn. Riêng GS-BS Quyền, được đánh giá là nhà nhân trắc học số 1, góp công trong việc ướp và bảo quản thi hài Hồ Chủ tịch trong điều kiện khí hậu Việt Nam.
Năm 1977, GS-BS Nguyễn Quang Quyền xuất bản hai cuốn sách Tổ tiên của người hiện đại và Các chủng tộc loài người. Phát động phong trào hiến xác cho khoa học, bản thân ông cũng tình nguyện hiến xác. Nhưng rồi đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông năm 1997, ý nguyện của ông đã không thành.
Cách đây gần 3 năm, trên VTV4 chuyên mục “Con Lạc cháu Hồng”, tôi được xem hình ảnh ông Nguyễn Quang Riệu. Ông được đài RFI của Pháp giới thiệu là khách mời liên tục ở chương trình “Nhịp cầu tri âm”. Nhà khoa học Nguyễn Quang Riệu từng đảm trách chức Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, công tác tại Đài Thiên văn Paris. Một trong những chuyên gia đầu ngành thế giới về chiếu xạ Maser. Giáo sư cũng nhiều lần về Việt Nam tham gia các chương trình phổ biến ngành thiên văn vật lý và ngành vật lý môi trường.
Cụ tên thật Nguyễn Văn Đính, là thế hệ học trò đầu tiên của cụ Nguyễn Đình Khánh (tức Khánh Ký), ông tổ nghề ảnh của làng và cả nước.
Cụ Phúc Lai sinh ra trong một dòng họ danh giá. Người anh em con chú con bác ruột với cụ là GS-TS Nguyễn Văn Huyên, người Việt đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris khi chưa đầy 30 tuổi.
Ông nội cụ Phúc Lai- cụ Điều Khoa, thuở nhỏ vất vả, rời làng ở với bà nội ở phố Thuốc Bắc. Sau nhờ thông minh, tháo vát, cụ thành thầy thuốc giỏi, có cửa hàng bán thuốc khá danh tiếng ở 36 phố phường. Cụ được vua Tự Đức phong hàm Cửu phẩm, bổ làm y sinh.
Năm đó, cụ Phúc Lai mới khai trương thêm cửa hiệu nữa ở Hải Phòng, thầy tôi theo cụ xuống làm thợ và sống trong nhà cụ hàng chục năm trời. Cho tới khi ông nội tôi mất đầu thập niên 1940, thầy tôi mới rời Hải Phòng về lại Hà Nội làm ở Central Photo, số nhà 94 phố Hàng Bông gần phố Hàng Da, cũng do cụ Phúc Lai làm chủ.
Cụ Phúc Lai - Hải Phòng có hai bà vợ và bốn người con, bà cả chỉ có một mụn con gái. Lúc còn sống thầy tôi thường kể cho tôi nghe về ba người con trai rất sáng dạ của cụ Đính. Đó là các chú Riệu, Quyền và Đạo.
|
GS-TS Nguyễn Quang Riệu giao lưu với giới trẻ yêu thiên văn ở TPHCM tháng 11-2010 Ảnh: thienvanhoc.org |
Ông nội cụ Phúc Lai- cụ Điều Khoa, thuở nhỏ vất vả, rời làng ở với bà nội ở phố Thuốc Bắc. Sau nhờ thông minh, tháo vát, cụ thành thầy thuốc giỏi, có cửa hàng bán thuốc khá danh tiếng ở 36 phố phường. Cụ được vua Tự Đức phong hàm Cửu phẩm, bổ làm y sinh. Ước nguyện lớn nhất của cụ là muốn con cái hướng nghiệp y, xây dựng một bệnh viện tư hiện đại chữa bệnh cho thập phương.
Thầy tôi kể, cụ Phúc Lai rất giỏi tử vi. Cả ba chú đều được cụ xem rất kỹ, thấy tiền, trung và hậu vận của các chú đều đắc ý, cụ mừng lắm. Sau khi người con trai cả Nguyễn Quang Riệu và con út Nguyễn Quý Đạo sang Pháp du học, người con trai thứ hai - Nguyễn Quang Quyền ở nhà, năm 1952 tốt nghiệp tú tài hạng ưu thì vào học trường ĐH Y Dược Hà Nội và ở lại trường giảng dạy.
Đợt cải tạo công thương ở Hà Nội và Hải Phòng khiến toàn bộ cửa hiệu sầm uất, cũng như những đồn điền mầu mỡ của cụ Phúc Lai ở vùng Đông Triều đều bị quốc hữu hóa, tập thể hóa. Gia đình cụ thành vô sản, và lui về sống ở khu nhà tạm cấp 4 ven hồ Giảng Võ cùng vợ chồng chú Quyền. Hàng ngày chú Quyền đạp xe tới trường Y và Bệnh viện Bạch Mai làm việc. Thầy tôi, một dạo hàng ngày cũng từ Lai Xá ra cửa hàng ảnh Quốc Tế ở 11 Hàng Khay bằng xe đạp nên vẫn gặp chú Quyền.
Thi thoảng chú khoe: “Anh Riệu và em Đạo nhà em bên Pháp vẫn thi thoảng vẫn gửi quà về. Có lúc nhà nhận được chiếc Peugeot mới coóng nhưng em chả dám đi, sợ người ta dị nghị”.
Có dạo chú Quyền kể biết hai cụ Phúc Lai được nhà nước mời lên ở khách sạn để tiếp khách quý từ bên Tây. Tưởng ai hoá ra chú Riệu đi hội nghị quốc tế về thiên văn (hay vật lý) vùng Đông Âu, tiện thể ghé thăm Hà Nội. Hai cụ được gặp lại con trai sau hơn 20 năm xa cách. Trước đó cả tháng, hai cụ đã được các cán bộ có trách nhiệm đả thông tư tưởng.
Vài năm sau, cụ Phúc Lai Nguyễn Văn Đính về với tổ tiên, hưởng thọ 86 tuổi, an nghỉ ở cánh đồng làng. Cụ bà sau đó theo chú Quyền vào TP.HCM sống những năm cuối đời.
GS-BS Nguyễn Quang Quyền cùng với người em họ (GS-BS Nguyễn Văn Thành tức Hùng, con cụ Phúc Lai - Sơn Tây) đều là chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực giải phẫu học và vi trùng học. Cả hai còn là các bậc thầy khả kính của nhiều thế hệ sinh viên y khoa Hà Nội và Sài Gòn. Riêng GS-BS Quyền, được đánh giá là nhà nhân trắc học số 1, góp công trong việc ướp và bảo quản thi hài Hồ Chủ tịch trong điều kiện khí hậu Việt Nam.
Năm 1977, GS-BS Nguyễn Quang Quyền xuất bản hai cuốn sách Tổ tiên của người hiện đại và Các chủng tộc loài người. Phát động phong trào hiến xác cho khoa học, bản thân ông cũng tình nguyện hiến xác. Nhưng rồi đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông năm 1997, ý nguyện của ông đã không thành.
Cách đây gần 3 năm, trên VTV4 chuyên mục “Con Lạc cháu Hồng”, tôi được xem hình ảnh ông Nguyễn Quang Riệu. Ông được đài RFI của Pháp giới thiệu là khách mời liên tục ở chương trình “Nhịp cầu tri âm”. Nhà khoa học Nguyễn Quang Riệu từng đảm trách chức Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, công tác tại Đài Thiên văn Paris. Một trong những chuyên gia đầu ngành thế giới về chiếu xạ Maser. Giáo sư cũng nhiều lần về Việt Nam tham gia các chương trình phổ biến ngành thiên văn vật lý và ngành vật lý môi trường.
|
GS-TS Nguyễn Quý Đạo tại lễ “Vinh danh nước Việt” 2005 Ảnh: Lan Anh |
GS-TS Nguyễn Quý Đạo cũng là một gương mặt sáng láng của trí thức Việt nơi xứ người. Ông là tác giả của hơn 300 tài liệu nghiên cứu khoa học, chủ nhân ba bằng sáng chế. Ông được nhà nước trao tặng danh hiệu “Vinh danh nước Việt 2005”.
Giành bằng tiến sĩ khoa học ở Đại học Paris (ngành hoá học) năm 1967 khi mới 30 tuổi, ông hiện là Giám đốc cao cấp danh dự của trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và Giám đốc phòng thí nghiệm hóa lý của Ecole Centrle.
Tổng Biên tập Tạp chí Analusis, một tạp chí quốc tế về hóa phân tích của Pháp phát hành trên toàn cầu. Sau 1975, ông về Việt Nam hợp tác với các nhà khoa học trong nước. Công trình được Nguyễn Quý Đạo tâm đắc là nghiên cứu sỏi thận, sỏi mật của người Việt, giúp tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Ông xác định sự khác nhau giữa sỏi của người Việt với người nước khác, để kết luận sỏi của người Việt Nam có dạng đá chứ không phải sỏi mỡ như người dân ở các nước phát triển, do đặc điểm ăn uống. Từ đó chỉ ra cách ăn uống và điều trị phù hợp để làm tiêu viên sỏi mà không cần đụng dao kéo.
Ông hy vọng sản xuất ra những chiếc máy quang phổ hiện đại, áp dụng trong nhiều lĩnh vực y tế, địa chất, môi trường, giá chỉ 2.000 USD so với giá 200 ngàn USD hiện nay. Cùng một học trò người Việt ở Pháp, ông nghiên cứu phát minh máy quang phổ Raman, có thể áp dụng trong ngành kim hoàn, giúp thẩm định nhanh và chính xác kim cương, đá quý là thật hay giả.
Với bằng sáng chế cho phát minh này, chiếc máy thử đầu tiên sắp ra đời. Từ lúc sáng chế đến lúc sản xuất bán ra thị trường phải mất khoảng 5 năm, song TS Nguyễn Quý Đạo hy vọng phát minh của ông sẽ sớm được ứng dụng ở Việt Nam.
Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao mà ông là một trong những người sáng lập, đã thực hiện nhiều năm qua tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Bách khoa Đà Nẵng, Bách khoa TPHCM và ĐH Xây dựng Hà Nội. Đây là chương trình phối hợp với một số trường đại học ở Pháp, mở các lớp đào tạo theo chương trình giảng dạy của các trường đại học Âu châu.
Làng Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức, xứ Đoài), “cái làng tưởng chỉ phát về nghề truyền thống chụp ảnh ai ngờ có người thành danh chói lọi thế”- lời thốt của một cụ già ở làng khi trông thấy mấy người con thắp hương lên mộ cụ Phúc Lai dịp tiết thanh minh Kỷ Mão.
Giành bằng tiến sĩ khoa học ở Đại học Paris (ngành hoá học) năm 1967 khi mới 30 tuổi, ông hiện là Giám đốc cao cấp danh dự của trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và Giám đốc phòng thí nghiệm hóa lý của Ecole Centrle.
Tổng Biên tập Tạp chí Analusis, một tạp chí quốc tế về hóa phân tích của Pháp phát hành trên toàn cầu. Sau 1975, ông về Việt Nam hợp tác với các nhà khoa học trong nước. Công trình được Nguyễn Quý Đạo tâm đắc là nghiên cứu sỏi thận, sỏi mật của người Việt, giúp tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Ông xác định sự khác nhau giữa sỏi của người Việt với người nước khác, để kết luận sỏi của người Việt Nam có dạng đá chứ không phải sỏi mỡ như người dân ở các nước phát triển, do đặc điểm ăn uống. Từ đó chỉ ra cách ăn uống và điều trị phù hợp để làm tiêu viên sỏi mà không cần đụng dao kéo.
Ông hy vọng sản xuất ra những chiếc máy quang phổ hiện đại, áp dụng trong nhiều lĩnh vực y tế, địa chất, môi trường, giá chỉ 2.000 USD so với giá 200 ngàn USD hiện nay. Cùng một học trò người Việt ở Pháp, ông nghiên cứu phát minh máy quang phổ Raman, có thể áp dụng trong ngành kim hoàn, giúp thẩm định nhanh và chính xác kim cương, đá quý là thật hay giả.
Với bằng sáng chế cho phát minh này, chiếc máy thử đầu tiên sắp ra đời. Từ lúc sáng chế đến lúc sản xuất bán ra thị trường phải mất khoảng 5 năm, song TS Nguyễn Quý Đạo hy vọng phát minh của ông sẽ sớm được ứng dụng ở Việt Nam.
Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao mà ông là một trong những người sáng lập, đã thực hiện nhiều năm qua tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Bách khoa Đà Nẵng, Bách khoa TPHCM và ĐH Xây dựng Hà Nội. Đây là chương trình phối hợp với một số trường đại học ở Pháp, mở các lớp đào tạo theo chương trình giảng dạy của các trường đại học Âu châu.
Làng Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức, xứ Đoài), “cái làng tưởng chỉ phát về nghề truyền thống chụp ảnh ai ngờ có người thành danh chói lọi thế”- lời thốt của một cụ già ở làng khi trông thấy mấy người con thắp hương lên mộ cụ Phúc Lai dịp tiết thanh minh Kỷ Mão.
- Theo Phạm Cường (CHLB Đức) - Tiền Phong