- Liên tục nhiều vụ chết đuối thương tâm của các trẻ nhỏ trong thời gian gần đây đã khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nhiều người đã lên kế hoạch cho con học bơi khi mùa hè đang đến rất gần.
Những hiểm họa từ “thủy thần”
Ngày 9/3 vừa qua, nhiều báo mạng đồng loạt đưa tin về vụ tai nạn đau lòng xảy ra vào khoảng 17h15 phút chiều ngày 8/3, trên bãi biển thuộc phường 9, TP Tuy Hòa, Phú Yên.
Vào thời điểm trên, có bốn học sinh của Trường THSC Đinh Tiên Hoàng, TP Tuy Hòa xuống bãi biển tắm. Trong lúc nô đùa, một con sóng lớn đã ập vào và ba học 2:38:08 PM sinh đã bị sóng biển cuốn ra xa, nhấn chìm.
Trong số 3 em gặp nạn chỉ có em Phạm Minh Thân (SN 1997) trú ở xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa đã được cứu sống. Còn em Võ Sang (SN 1999) trú ở phường 9 đã tử vong, riêng nạn nhân thứ ba đến 21 giờ cùng ngày vẫn chưa tìm thấy.
Chỉ trước đó 2 ngày, vào chiều ngày 6/3/2012, sau khi tan học, 3 chị em trú ở xóm Trung Hải (Kỳ Hải, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ra hồ tôm sau nhà bắt ốc và cũng bị nước cuốn xuống cống dẫn đến tử vong.
Hiện trường nơi xảy ra tai nạn đau lòng của 3 chị em ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh (Ảnh: VietNamNet) |
3 chị em ruột tử nạn là em Nguyễn Thị Chinh, lớp 9, Nguyễn Thị Thúy, lớp 6 (Trường PTCS Kỳ Hải) và em Nguyễn Tiến Phi, lớp 4, Trường tiểu học Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Cũng trong chiều 6/3/2012, lực lượng chức năng TP.Nha Trang (Khánh Hòa) cũng đã tìm thấy thi thể 2 cháu Ngô Thành Tính, Ngô Thành Trung (sinh năm 2010), con của anh Ngô Quyền (sinh năm 1976) và chị Lê Thị Đan Trúc (sinh năm 1980) ở xã Vĩnh Phương, TP.Nha Trang. Rính và Trung đều bị tử vong vì ngạt nước
Trước đó, chiều 5/3, mẹ 2 cháu đi bán hàng về không thấy con ở nhà nên đi tìm. Đến 17g cùng ngày thì phát hiện cháu Trung ở đập tràn của con mương thủy lợi ngay trước nhà, cháu Trung đã chết vì bị ngạt nước. Đến chiều 6/3 thi thể cháu Tính cũng được phát hiện bị vùi lấp trong đống rác ở cuối đập tràn của con mương thủy lợi.
Được biết, mương nước thủy lợi trước nhà 2 cháu sâu khoảng 0,5m nước, rộng 1m. Do chủ quan nghĩ nước mương cạn, gia đình để 2 cháu chơi trước mà không để ý.
“Chỉ cần một biển báo…”
Những người dân thôn Phú Đô (Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) vẫn chưa hết xót xa trước cái chết của bốn em nhỏ trong hố nước công trình đường dẫn nút giao thông Phú Đô, đại lộ Thăng Long vào tháng 8/2011. Theo người nhà các nạn nhân, trong chiều 14/8, hai cháu Nghiêm Văn Hưng (11 tuổi), Nghiêm Văn Huy (8 tuổi) và hai em Ngô Văn Hùng (12 tuổi), Ngô Văn Hưng (7 tuổi) đều ở thôn Phú Đô rủ nhau đi chơi, nhưng đến 19g vẫn chưa về. Người nhà và người dân trong thôn đã chia nhau đi tìm.
Khoảng 22g, người dân đã phát hiện thi thể các em ở một hố nước cạnh đường dẫn cầu vượt Phú Đô. Theo những người chứng kiến sự việc, thời điểm phát hiện thi thể các cháu, hố nước không hề có biển cảnh báo nào. Được biết, nơi thi thể bốn cháu bé được tìm thấy là hố nước ở đường nối đường Lê Quang Đạo với cầu vượt Phú Đô thuộc đại lộ Thăng Long. Đây là công trình dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex - PVC làm nhà thầu thi công.
Hố nước do trời mưa tạo thành nhưng nhiều người dân đã bức xúc: “Chỉ cần một tấm biển cảnh báo thì có lẽ đã không xảy ra câu chuyện đau lòng trên…”
Chỉ hơn hai tuần sau đó, vào trưa ngày 2/9, tại con lạch của sông Hồng chảy qua xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội có một nhóm 11 cháu nhỏ (bao gồm 2 cháu trai và 9 cháu gái) là học sinh trường PTCS Tráng Việt rủ nhau đến bơi sau bữa liên hoan. Có tổng cộng 7 cháu xuống bơi, 4 cháu còn lại đứng trên bờ. Các cháu không ngờ rằng, con lạch quá sâu và ác hiểm, trong một thoáng sơ sảy, tất cả 7 cháu hụt chân xuống dòng nước và chỉ có duy nhất cháu Ngô Thị Uyên (SN 2000) thoát chết.
Sáu cháu gái xấu số trên là: Nguyễn Thị Thơm, Vương Thị Hường, Ngô Thị Hằng, Trần Thị Liên, Lê Thị Mai, Trần Thị Huệ Tất cả các cháu cùng sinh năm 2000 (11 tuổi), trừ cháu Huệ sinh năm 1999 (12 tuổi)
Đây là một nỗi đau quá lớn cho những người dân xã Tráng Việt, Mê Linh.
Hiểm họa có thể tránh
Nhiều vụ tai nạn sông nước xảy ra, đặc biệt là vào các dịp hè, khi không ít em học sinh đã ra ao, hồ, biển…để tắm. Khi tai nạn xảy ra, nhiều bậc phụ huynh tự trách mình “Tôi đã hại con” vì không trông con cẩn thận hay cảm thấy hối hận “giá như cho con đi học bơi…”. Bởi vậy, vào dịp đầu hè đã có rất nhiều phụ huynh quan tâm đến các khóa học bơi dành cho con mình.
Học bơi vừa giúp trẻ thư giãn sau một năm học hành vất vả lại có thể phòng chống được các tai nạn, rủi ro liên quan đến sông nước (Ảnh: VietNamNet) |
Vào tháng 08/2011 Bộ Giáo dục - đào tạo cũng đã có công văn gửi các Sở Sở Giáo dục - đào tạo về việc cần triển khai gấp các mô hình thí điểm dạy bơi trong trường học. Theo công văn, các trường học phải tích cực triển khai các hoạt động phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh. Được biết, hiện tại, rất ít các trường học tại Việt Nam có bể bơi dành cho học sinh - sinh viên, mà chỉ có một số trường chuyên ngành như ĐH Thể dục Thể thao, ĐH Thủy lợi...
Nhiều phụ huynh ngày nay quan niệm cho trẻ học bơi sớm cũng giống như trang bị một trong những kỹ năng cần thiết. Và dịp nghỉ hè là thời gian lý tưởng nhất để đưa con đi học bơi,
Đặc biệt, một số phụ huynh còn rất “kết” cách học bơi trên cạn. Cách học bơi này giúp người học không mất tiền và cũng không tốn quá nhiều thời gian. Học viên hàng ngày tập theo những hướng dẫn trong thư điện tử, khi đã thành thục thì ra bể thực hành.
“Học bơi vừa giúp trẻ thư giãn sau một năm học hành vất vả lại có thể phòng chống được các tai nạn, rủi ro liên quan đến sông nước”, một thành viên chia sẻ trên diễn đàn dành cho các bậc phụ huynh.
Lê Minh