Những kẻ sở hữu phần lớn bất động sản ở Hồng Kông cũng sẽ sở hữu tất cả những thứ khác: bao gồm giá cả, hàng hóa, cửa hàng, khách sạn, dịch vụ cao cấp, công nghiệp hay dịch vụ văn phòng.

Giờ chúng ta hãy đi vào từng gia đình cụ thể trong số 6 gia đình lớn nhất Hồng Kông:

Gia đình Li. Gia đình của Li Ka-shing sở hữu rất nhiều tập đoàn lớn như Cheung Kong Holdings, Hutchison Whampoa, Hong Kong Electric, Cheung Kong Infrastructure, CK Life Sciences, website nổi tiếng Tom.com và PCCW. Vốn hóa thị trường của các công ty này, nếu tính tất cả (bao gồm bất động sản, bến cảng, năng lượng, điện, khách sạn, bán lẻ, sản xuất và cơ sở hạ tần) - chiếm khoảng 852 tỉ USD Hồng Kông (khoảng 110 tỉ USD), chiếm khoảng 5% thị trường chứng khoán Hồng Kông.

Li Ka-Shing, sinh năm 1928 tại Quảng Đông, được biết đến như 1 nhà đàm phán và 1 nhà từ thiện nổi tiếng. Ông đứng thứ 16 trong danh sách những người giàu nhất thế giới, với tài sản ước tính khoảng 21,3 tỉ USD. Công ty của ông có mặt tại hơn 50 quốc gia. Tập đoàn Cheung Kong Holdings của ông là một trong những tập đoàn phát triển hàng đầu của Hồng Kông vào  những năm 60.

Hai con trai của ông, Victor và Richard đều được giáo dục tại Mỹ và đang tiếp quản sản nghiệp của cha. Li hiện là chủ tịch của Cheung Kong Holdings và Hutchíon Whampoa. Victor là chủ tịch của Cheung Kong Infrastructure và CK Life Science, còn Richard là chủ tịch của PCCW. Richard cũng rất nổi tiếng với thương vụ bán lại Star TV - 1 kênh châu Á rất nổi tiếng cho ông trùm truyền thông Rupert Murdoch vào năm 1993.

Gia đình Kwok. Tập đoàn Sun Hung Kai Properties được thành lập bởi Kwok Tak-seng, 1 nhân vật nổi tiếng khác cũng xuất thân từ Quảng Đông. Ông bắt đầu nghiệp kinh doanh vào đầu những năm 50 và tham gia vào bất động sản kể từ năm 1958. Là 1 huyền thoại về tham công tiếc việc, ông mất vào năm 1990 và để lại cho 3 đứa con - Walter, Thomas và Raymond tài sản của mình.

Gia đình Kwok hiện kiểm soát tập đoàn Sun Hung Kai Properties, tập đoàn vận tải Transport International Holdings, và tập đoàn truyền thông Smartone Communication (tập đoàn truyền thông lớn thứ ba của Hồng Kông). Tổng vốn hóa của những tập đoàn này là khoảng 266 tỉ USD Hồng Kông. Riêng Sun Hung Kai Properties là tập đoàn bất động sản lớn nhất Hồng Kông, kiểm soát hơn 100 công ty liên quan đến xây dựng, quản lý bất động sản, điện, kiến trúc, kỹ thuật cơ khí, sản xuất xi măng, tài chính và bảo hiểm. Tất cả những công trình lớn đều có mặt của tập đoàn này như tháp Trung tâm tài chính Quốc tế (IFC) tại sân bay Hồng Kông, Trung tâm thương mại Quốc tế (ICC),...

3 anh em nhà Kwok được ví như một tam giác sắt, Tuy nhiên gần đây, Thomas và Raymond đã bị cáo buộc tội hối lộ và thông đồng với một trong những quan chức cao cấp nhất trong chính phủ Hồng Kông. Tuy nhiên, thay vì thuê quản lý chuyên nghiệp để tránh các thiệt hại cho tập đoàn, gia đình Kwok lại bổ nhiệm hai con trai, ở lứa tuổi 29 và 31 lên thay quyền hai người cha của mình, bất chấp hồ sơ kinh doanh của hai người này gần như không tồn tại. Điều này đã thể hiện rõ ràng truyền thống cha truyền con nối của các tập đoàn Trung Quốc.

Gia đình Lee. Lee Shau-Kee, lại 1 doanh nhân nổi tiếng khác đến từ Quảng Đông, người tiếp bước cha mình, một nhà kinh doanh vàng và tiền tệ, cho đến khi bắt đầu phát triển bất động sản vào năm 1958 với Kwok Tak-seng và Fung King-hey. Họ đã tạo thành bộ ba rất nổi tiếng được biết tới như "ba chàng lính ngự lâm" cho đến khi tách ra vào năm 1972.

Lee sau đó thành lập Wing Tai Development - tiền thân của Henderson Land. Hiện tại, gia đình Lee sở hữu Henderson Land, Henderson Investment và tập đoàn khí đốt The Hong Kong anh China Gas Company, với tổng giá trị vốn hóa khoảng 257 tỉ USD Hồng Kông. Lee hiện là chủ tịch của cả 3 tập đoàn lớn này. Ông là người giàu thứ hai Hồng Kông, chỉ đứng sau Li Ka-shing, với tổng giá trị tài sản khoảng 19 tỉ USD.

Henderson Land tấn công vào những thị trường vừa và nhỏ. Tất nhiên, cũng như các tập đoàn gia đình khác, các thành viên trong gia đình Lee chiếm những vị trí chủ chốt. Con trai cả Lee Ka-kit hiện là phó chủ tịch của hai công ty lớn, và là chủ tịch của những công ty nhỏ khác.

Gia đình Cheng. Sở hữu tập đoàn The New World Development bao gồm các công ty như NWS Holdings, NW China Land và Mongolia Energy Corporation. Tập đoàn được quản lý bởi Cheng Yu-tung, cũng có xuất thân từ Quảng Đông. Các công ty này tham gia vào lĩnh vực bất động sản, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng (xe buýt và bến phà), và viễn thông. Giá trị vốn hóa của New World Development có giá trị vốn hóa khoảng 59 tỉ USD Hồng Kông.

Cheng từng được biết đến như "Vua của các loại trang sức" vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi ông kiểm soát hơn 30% kim cương nhập khẩu vào Hồng Kông. Sau đó ông bước chân vào thị trường bất động sản vào cuối những năm 60. Một số địa danh hàng đầu của Trung Quốc được xây dựng bởi New World, như Regent Hotel (Intercontinental) và Khu Triển lãm và Trung tâm hội nghị Hồng Kông.

Hiện tại, Cheng đã rút lui vào đằng sau. Con cả của ông, Henry hiện là giám đốc quản lý New World Development và là chủ tịch của NW China Land và NWS Holdings, con thứ Peter hiện là giám đốc điều hành của hai công ty trên. NW China Land hiện cũng đang sở hữu một quỹ đất rất lớn ở Trung Quốc đại lục.

Y K Pao và Peter Woo. Chủ sở hữu của tập đoàn The Wharf/Wheelock.  Y K Pao - ông trùm trong lĩnh vực vận chuyển là người sáng lập ra tập đoàn này. Y K Pao mất năm 1991, kể từ năm 1986, chủ tịch của Wharf and Wheelock là Peter Woo và con rể của Pao. Tập đoàn này cùng công ty truyền thông i-Cable có tổng vốn hóa thị trường khoảng 190 tỉ USD Hồng Kông, tham gia và o các lĩnh vực đầu tư bất động sản, viễn thông, truyền thông, giải trí và vận chuyển qua bến cảng.

Pao sở hữu bến phà nổi tiếng nhất Star Ferry hoạt động trong bốn tuyến giữa Kowloon và Đảo Hồng Kông, nhiều người dân Hồng Kông xem Star Ferry là một trong những biểu tượng văn hóa nổi bật nhất của thành phố. Tập đoàn cũng sở hữu Time Square, hai tháp văn phòng tại Causeway Bay, cùng bộ phận các cửa hàng cao cấp tại Lane Crawford.

Gia đình Kadoorie. Elly Kadoorie là người thành lập nên tập đoàn CLP vào năm 1901. Gia đình Kadoorie là cổ đông lớn nhất của CLP Holdings, cùng với tập đoàn khách sạn Hồng Kông và Thượng Hải, những người sở hữu chuỗi bán đảo sang trọng. Hai tập đoàn này có tổng vốn hóa khoảng 172 tỉ USD Hồng Kông.  CLP độc quyền điện lực của Hồng Kông và sau đó tham gia vào việc sở hữu nhà máy điện ở Bắc Kinh, Thiên Vân và Hà Bắc. Tập đoàn này còn vươn ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc và tham gia vào việc cung cấp năng lượng ở một số nơi như Ấn Độ, Úc hay Thái Lan.

Những thông tin ngắn gọn về từng gia đình đã phản ánh phần nào mức độ độc quyền tại Hồng Kông. Đây không phải là 1 thị trường tự do, mà là 1 thị trường bị giam cầm. Để thoát khỏi tình trạng này, và hướng tới Hồng Kông tự do hơn. Chính phủ Hồng Kông cũng đang tiến hành một vài sửa đổi trong những năm qua, chẳng hạn như dự luật Competition Bill vào năm 2006.

Tuy nhiên, không nhiều người tỏ ra lạc quan với đạo luật mới này, dù nó có được thông qua. Albert Chan, ủy viên hội đồng lập pháp cho biết có sự kiểm soát độc quyền nghiêm trọng, giữa các ông trùm tập đoàn và một thiểu số các nhà chính trị lớn nhất tại các lĩnh vực trọng yếu như xăng dầu, thị trường bất động sản và viễn thông. Ông khẳng định với pháp luật hiện nay, không thể giải quyết những vấn đề trên một cách hiệu quả.

Có thể mỉa mai khi Hồng Kông, được ca ngợi như "nền kinh tế tự do nhất thế giới", phải chờ đợi để các đạo luật giúp tăng tính cạnh tranh được thông qua. Và kể cả khi nó được thông qua, nó cũng sẽ không đem lại nhiều hiệu quả như mong đợi. Có lẽ câu trả lời không năm ở nền kinh tế, mà lại nằm trong cơ cấu chính trị của thành phố này.

Quốc Dũng (theo Atimes)