Việc kinh doanh thua lỗ, nợ nần chồng chất đang biến các hãng hàng không thành “chúa chổm”. Nhiều người lo lắng với tình trạng này, kịch bản Indochina Airlines của đại gia Hà Dũng sẽ tái xuất.
Cái chết của Indochina Airlines
Sau 3 năm tồn tại, hãng hàng không tư nhân của đại gia Hà Dũng đã chính thức bị khai tử. Đây cũng là hãng hàng không có nhiều tai tiếng nhất trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam tính tới thời điểm này.
Indochina Airlines được cấp phép thành lập vào ngày 30/5/2008, với 8 chuyến mỗi ngày trên các đường bay Hà Nội - TP.HCM và TP.HCM - Đà Nẵng.
Ngày 25/11/2008, Indochina Airlines đã thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lượng khách sụt giảm, Indochina Airlines đã phải cắt giảm một nửa số máy bay và tần suất bay cũng giảm xuống chỉ còn 2 chuyến/tuần. Đến giữa năm 2009, hãng này chỉ còn khai thác đường bay duy nhất là TP HCM và Hà Nội với một chiếc máy bay.
Ngày 31/10/2009, Indochina Airlines đã ngừng mọi hoạt động xúc tiến thương mại và trả lại cho đối tác chiếc máy bay thuê cuối cùng.
Như vậy, sự tồn tại của Indochina Airlines từ cuối năm 2009 đến nay chỉ là trên danh nghĩa. Trước khi mất giấy phép, Indochina Airlines đã bị thu hồi quyền vận chuyển, quyền khai thác bay. Thậm chí, quy định tối thiểu đối với một hãng hàng không về vốn pháp định (200 tỷ đồng), Indochina Airlines cũng chưa đáp ứng đủ. Không chỉ có thế, Indochina Airlines còn bị Ngân hàng Á Châu (ACB) khởi kiện lên tòa án để đòi khoản nợ có giá trị lên tới 1,3 triệu USD.
Sau 3 năm tồn tại, hãng hàng không tư nhân của đại gia Hà Dũng đã chính thức bị khai tử. Đây cũng là hãng hàng không có nhiều tai tiếng nhất trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam tính tới thời điểm này.
Indochina Airlines được cấp phép thành lập vào ngày 30/5/2008, với 8 chuyến mỗi ngày trên các đường bay Hà Nội - TP.HCM và TP.HCM - Đà Nẵng.
Ngày 25/11/2008, Indochina Airlines đã thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lượng khách sụt giảm, Indochina Airlines đã phải cắt giảm một nửa số máy bay và tần suất bay cũng giảm xuống chỉ còn 2 chuyến/tuần. Đến giữa năm 2009, hãng này chỉ còn khai thác đường bay duy nhất là TP HCM và Hà Nội với một chiếc máy bay.
Ngày 31/10/2009, Indochina Airlines đã ngừng mọi hoạt động xúc tiến thương mại và trả lại cho đối tác chiếc máy bay thuê cuối cùng.
Như vậy, sự tồn tại của Indochina Airlines từ cuối năm 2009 đến nay chỉ là trên danh nghĩa. Trước khi mất giấy phép, Indochina Airlines đã bị thu hồi quyền vận chuyển, quyền khai thác bay. Thậm chí, quy định tối thiểu đối với một hãng hàng không về vốn pháp định (200 tỷ đồng), Indochina Airlines cũng chưa đáp ứng đủ. Không chỉ có thế, Indochina Airlines còn bị Ngân hàng Á Châu (ACB) khởi kiện lên tòa án để đòi khoản nợ có giá trị lên tới 1,3 triệu USD.
Trai Thien Air Cargo chưa bay đã giải tán
Ngay sau Indochina Airlines, Hãng hàng không thứ hai bị "khai tử" là công ty Cổ phần Hàng không Trãi Thiên (Trai Thien Air Cargo) - đây là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam chuyên về vận chuyển hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện.
Trai Thien Air Cargo được thành lập vào tháng 6/2008 với số vốn đăng ký là 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ ngày được cấp giấy phép đến nay, hãng này chưa có động tĩnh gì về việc sẽ cất cánh”.
Theo ông Võ Huy Cường, Trưởng ban Vận tải hàng không (Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam) việc hủy giấy phép kinh doanh của hãng hàng không này là sự tất yếu bởi các văn bản của Cục yêu cầu 2 hãng hàng không này báo cáo về tình hình hoạt động đều không được hồi đáp.
Trước đó, Cục Hàng không đã rất tạo điều kiện để hãng có được những thuận lợi khi tham gia vận chuyển nội địa, nhưng hãng này không có dấu hiệu có thể bay nên buộc phải rút phép. Trai Thien Air cũng vướng vào những vấn đề về nợ nần khi bị nhân viên khiếu kiện.
(Theo KT)