Khi thiên nhiên nổi cơn cuồng nộ, nó sẽ tạo ra những thảm họa có sức hủy diệt kinh hoàng và cướp đi cả sinh mạng của con người. Các nhiếp ảnh gia trên thế giới đã may mắn ghi lại được những hình ảnh vừa kỳ vĩ vừa đáng kinh ngạc về một số thiên tai dữ dội nhất.

{keywords}

Núi lửa phun trào (Iceland)

Tháng 3/2010, núi lửa Eyjafjallajokull ở Iceland phun trào dữ dội, làm tuôn chảy dung nham, mácma, đá và các đám mây tro bụi bốc cao trên bầu trời. Thảm họa đã gây đình đốn cho các hãng hàng không, làm hàng ngàn du khách và thương nhân bị mắc kẹt trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ.

{keywords} 

Lở đất trên đường quốc lộ (Mỹ)

Ngày 17/3/2011, một phần của tuyến đường quốc lộ số 1 chạy hướng về nam, gần cầu Rocky Creek thuộc hạt Monterey, bang California, Mỹ bị sụt lở nghiêm trọng, tạo một lỗ hổng lớn trên đường. May mắn thay, không ai bị thương tích trong sự cố.

{keywords} 

Sông nham thạch tràn ra biển trước bình minh (Mỹ)

Núi lửa Kilauea ở Hawaii là nơi xảy ra 61 vụ phun trào riêng rẽ kể từ năm 1823, khiến nó trở thành một trong những ngọn núi lửa hoạt động dữ dội nhất trên Trái đất. Ảnh trên chụp sông nham thạch khổng lồ phun trào từ núi lửa Kilauea và chảy tràn ra biển ngay trước bình minh.

{keywords} 

Núi lửa dưới đáy đại dương phun trào (Tonga)

Ngày 16/3/2009 đánh dấu thời điểm bắt đầu một vụ phun trào của núi lửa dưới biển gần hòn đảo Hunga Tonga, cách thủ đô Tongatapu của Tonga gần 11km. 4 ngày sau đó, một trận động đất mạnh 7,6 độ Richter tấn công khu vực. Hiện không có bằng chứng nào về sự liên quan trực tiếp giữa vụ phun trào núi lửa với động đất tiếp sau đó.

{keywords} 

Núi lửa phun trào trong cơn bão giữa đêm (Chile)

Hình ảnh do nhiếp ảnh gia Carlos Gutierrez của hãng thông tấn UPI chụp cho thấy một núi lửa phun trào trong thời điểm xảy ra cơn bão giữa đêm ngày 3/5/2008 ở Chaiten, Chile. Núi lửa Chaiten tọa lạc cách thủ đô Santiago của Chile hơn 1.200km về phía nam, từng được coi là "không hoạt động" vì đã không phun trào trong hàng trăm năm. Tuy nhiên, trong sự cố năm 2008, hàng ngàn người đã phải sơ tán khỏi khu vực.

{keywords} 

Thảm họa sóng thần (Indonesia)

Một trận động đất dữ dội dưới biển xảy ra vào ngày Chủ nhật, 26/12/2004 với tâm chấn ở ngoài khơi phía đông đảo Sumatra, Indonesia, gây ra hàng loạt đợt sóng thần hủy diệt kinh hoàng dọc bờ biển Ấn Độ Dương, giết chết hơn 230.000 người ở 14 nước. Trận sóng thần có tên gọi Sumatra–Andaman này là một trong những thảm họa thiên nhiên gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Indonesia là nước hứng chịu tổn hại nặng nề nhất trong thiên tai, kế đó là Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan.

{keywords} 

Bão cấp 8 (Mỹ)

Sandy là cơn bão có sức hủy diệt về người và của khủng khiếp nhất trong mùa bão 2012 trên Đại Tây Dương và là cơn bão tàn phá lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ. Ít nhất 286 người đã thiệt mạng dọc đường đi của bão qua 6 nước.

{keywords} 

Sự phun trào của núi lửa St. Helens (Mỹ)

Năm 1980, núi lửa St. Helens ở Washington đã có một trận phun trào dữ dội, gây ảnh hưởng tới cả 48 bang liền kề nhau ở Mỹ.

{keywords} 

Thảm họa cháy rừng khủng khiếp ở California (Mỹ)

Năm 2009, bang California đã chứng kiến 63 vụ cháy rừng liên tiếp, thiêu rụi hơn 336.020 mẫu đất kể từ đầu tháng 7 cho tới cuối tháng 11, phá hủy hàng trăm công trình và giết chết 2 người. Vụ cháy rừng ở phía bắc Los Angeles là sự cố lớn nhất và khủng khiếp nhất trong số này khi thiêu rụi 160.577 mẫu đất và cướp đi sinh mạng của 2 lính cứu hỏa.

{keywords} 

Lốc xoáy kinh hoàng (Mỹ)

Các nhà khí tượng học cho biết, chỉ trong vòng 1 tuần trong năm 2011, bang Alabama, Mỹ đã đón nhận 35 trận lốc xoáy quét qua, giết hại 236 người.

{keywords} 

Ngôi nhà trôi nổi trên đại dương (Nhật)

Hai ngày sau khi trận động đất 9 độ Richter, kéo theo sóng thần tiếp sau đó, đội cứu hộ trên một máy bay trực thăng xuất phát từ hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (Mỹ) đã phát hiện một ngôi nhà của Nhật trôi nổi hàng km cách xa bờ biển đất nước mặt trời mọc.

{keywords} 

Bơi thuyền giữa thành phố (Mỹ)

Bão Katrina là thảm họa thiên nhiên có sức tàn phá khủng khiếp và tiêu tốn nhất lịch sử Mỹ. Khu vực bị ảnh hưởng bao gồm bang Louisiana (nhất là vùng New Orleans), miền nam và trung Mississippi, nam Alabama, vùng tây cán xoong Florida, miền nam Florida, và nhiều khu vực về phía bắc. Thống kê chính thức cho thấy, do sự cố, 207 người đã thiệt mạng, hai con đê ở New Orleans bị vỡ với hậu quả là 80% thành phố ngập lụt, trong đó nhiều khu phố có nước dâng cao đến 7,6 mét. Ước tính có khoảng một triệu người đã mất nhà vì trận bão, 5 triệu người bị cắt điện trong vùng Vịnh Mexico và phải mất đến hai tháng dịch vụ điện mới được khôi phục hoàn toàn.

{keywords} 

Đường quốc lộ nứt toác sau động đất (Philippines)

Ngày 6/2/2012, ít nhất 52 người đã thiệt mạng khi trận động đất 6,9 độ Richter tấn công các vùng Negros và Cebu của Philippines, gây lở đất và nứt vỡ hàng loạt đường quốc lộ cũng như rung lắc dữ dội các tòa nhà.

{keywords} 

Tòa nhà đổ sụp sau động đất (Haiti)

Ngày 12/1/2010 đã xảy ra một trận động đất mạnh 7 độ Richter với tâm chấn ở thị trấn Léogâne, cách thủ đô Port-au-Prince của Haiti gần 25km về phía tây. Sự cố đã gây tổn thất nghiêm trọng tại Port-au-Prince, Jacmel và các khu vực dân cư khác trong vùng. Nhiều tòa nhà lớn bị phá hủy hoặc hư hại nặng, kể cả dinh tổng thống, trụ sở quốc hội, nhà thờ Port-au-Prince và nhà tù chính của thành phố. Chính phủ Haiti ước tính khoảng 250.000 ngôi nhà của dân và 30.000 tòa nhà thương mại đã bị đổ sụp hoặc hư hại trong sự cố.

{keywords} 

Người bị nước lũ cô lập (Pakistan)

Ngày 9/8/2010, ít nhất 15 triệu người đã bị ảnh hưởng trực tiếp về trận lũ lụt lịch sử tiếp sau đợt gió mùa ở Pakistan. Ước tính có khoảng 20 triệu người bị đẩy vào tình cảnh vô gia cư di nước lũ quét qua quận Rajanpur thuộc Pakistan. Ảnh trên chụp từ trực thăng về một người đàn ông bị nước lũ cô lập.

{keywords} 

Mây khói bụi bao trùm đỉnh núi lửa (Philippines)

Các đám mây khói bụi bốc lên nghi ngút từ đỉnh núi lửa Mayon và bao trùm cả thung lũng Buang lân cận ở Philippines trong motọ vụ phun trào dữ dội vào năm 1984.

{keywords} 

Siêu bão (Mỹ)

Một cơn bão kèm sấm sét cực mạnh hình thành ở Montana, Mỹ năm 2010.

{keywords} 

Lốc xoáy kép hiếm gặp ở Iceland năm 2006.

{keywords} 

Bão sấm sét ở New Mexico, Mỹ năm 2010.

Tuấn Anh (theo Oddee)