-Tình trạng quá tải, chặt chém và du khách bị mất cắp đồ là những điểm chung của du lịch những ngày nghỉ lễ. Không ít du khách đã phải thốt lên: "Du lịch ngày lễ không khác gì hành xác".

Nhiều điểm du lịch “ngạt thở” trong kỳ nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày nên tại các khu du lịch, các điểm vui chơi giải trí đã thu hút rất nhiều du khách. Cũng như các năm, bãi biển luôn là điểm đến yêu thích trong những ngày nắng nóng đầu hè. 

Tại Hạ Long, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Bình Thuận... lượng khách du lịch đều tăng đột biến, các nhà nghỉ kín phòng. Khách rất vất vả tìm chỗ tắm ăn uống, nghỉ ngơi trên bờ biển.

{keywords}

Hàng vạn du khách đổ về bãi biển Sầm Sơn (Ảnh Dân trí)

{keywords}

Cửa Lò Càng về chiều, bờ biển không còn chỗ trống (Ảnh:Facebook)

{keywords}

Bãi biển Đồ Sơn trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ (Ảnh:Facebook)

Một số điểm "ngạt thở" tiêu biểu phải kể đến Đà Lạt. Do giá phòng nghỉ tại đây cao ngất ngưởng, lại khan hiếm trầm trọng nên nhiều khách phải đăng ký các tour cắm trại qua đêm.

Một số tuyến đường trong trung tâm thị trấn Sa Pa, Lào Cai cũng bị tắc nghẽn dù huyện này đã chuẩn bị thêm các bãi đỗ xe và điểm đỗ trong dịp lễ.

{keywords}
Đường lên Tam Đảo bị ách tắc (Ảnh Tri thức trẻ)

Tương Tự ở, Tam Đảo, Vĩnh Phúc từ sáng 30/4, những đoàn xe máy, ô tô đã nối đuôi nhau hàng km để lên Tam Đảo, do lưu lượng xe đổ về ngày càng nhiều, cung đường lên Tam Đảo lại nhỏ hẹp dẫn tới ách tắc nghiêm trọng.

Chặt chém

Khách đông nên các dịch vụ từ phòng nghỉ, ăn uống...đều khan hiếm và tình trạng chắt chém lại có cơ hội phổ biến. Ví dụ ở Hạ Long, một hướng dẫn viên ở đây cho biết phòng ngày thường 400.000 đồng/đêm thì nay bị đẩy lên 1,5 triệu đồng.

Tại bãi tắm Cửa Lò (Nghệ An) các dịch vụ gửi xe, nước giải khát, ăn uống…đều có cơ hội đẩy giá. Cụ thể, giá vé gửi xe máy từ 10.000 - 20.000 đồng/xe, ô tô 40.000 - 50.000 đồng/xe. 

Tại SaPa, kỳ nghỉ lễ năm nay, nhiều nhà dân ở đây cũng đã lợi dụng đẩy giá phòng lên. Đặc biệt, một số nhà nghỉ cách xa trung tâm đã tranh thủ đội giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Người đi rác ở lại

Trong và sau kỳ nghỉ lễ hình ảnh rác tại các bãi tắm, khu vui chơi được chia sẻ tràn lan trên các mạng xã hội.

Đó là chợ Đà Lạt, sau khi du khách tham quan, mua sắm, ăn uống chợ tràn lan rác thải. 

{keywords}

{keywords}
Những gì còn lại ở Đà Lạt (Ảnh Tri thức trẻ

Ngoài ra ở các bãi biển nổi tiếng người ta không khỏi ngán ngẩm khi vỏ dừa, chai nhựa, túi nilon...lăn lóc kín cả bờ.

{keywords}
{keywords}

Bãi biển khu du lịch sinh thái Cồn Vành (Thái Bình) cùng vô số vỏ dừa, vỏ bánh kẹo, lon bia... (Ảnh: Zing.vn)

{keywords}

Sáng 1/5, rác cũng “phổ biến” trên đỉnh Mẫu Sơn khiến không ít người giật mình (Ảnh: Kelvin Tùng)

Mất cắp trong khách sạn

Móc túi, mất cắp là tình trạng khó tránh khỏi trong khi đi du lịch. Kỳ nghỉ lễ này vụ khách mất đồ tại khách sạn ở Thanh Hóa khá thu hút sự chú ý của dư luận. Du khách này là anh Đặng Thanh Tùng (SN 1981, đến từ Hà Nội) cùng gia đình tới biển Hải Tiến nghỉ mát.

Nhà anh thuê phòng tại khách sạn Bình Minh. Sau khi ra biển tắm, lúc về phòng, anh phát hiện 1 điện thoại iPhone 6 Plus và 1 triệu đồng để trong phòng không cánh mà bay. 

Cũng vào thời điểm trên, nhiều du khách nghỉ ở các phòng 319, 320, 327, 312 và 424 của khách sạn này cũng bị mất cắp nhiều tài sản.

Năm nay điểm du lịch đông khách nhất cả nước là Huế với 250.000 lượt (tăng 23%) nhờ Festival Huế được tổ chức cùng dịp. Tại Sa Pa, khoảng 55.000 lượt khách đến đây tham quan và du lịch trong 4 ngày vừa qua. Đó là nhờ hệ thống cáp treo lên đỉnh Fansipan mới được đưa vào hoạt động và Tuần Văn hóa Du lịch Sa Pa được tổ chức trùng dịp này. Đà Lạt trong những ngày lễ đón khoảng 100.000 lượt, trong đó khách nội địa là 88.000 lượt. Lượng khách chủ yếu tập trung tại chợ Đà Lạt, Thung lũng Tình yêu, Đồi Mộng Mơ…

Phương Lê (TH)