Đúng 10 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc chiến Iraq bắt đầu nhằm lật đổ chế độ Saddam Hussein. Một Iraq đã thay đổi nhờ bàn tay của Mỹ và liên quân nhưng vẫn chìm sâu trong bạo lực.

TIN BÀI KHÁC:

Dưới đây là những giờ khắc chính trong 10 năm qua ở Iraq, kể từ khi chiến tranh nổ ra cho đến khi quân đội nước ngoài do Mỹ đứng đầu rút khỏi nước này.

Lính thủy đánh bộ Mỹ ở bắc Kuwait chuẩn bị sau khi nhận lệnh vượt qua biên giới Iraq ngày 20/3/2003.

Báo chí đưa tin về cuộc chiến Iraq được trưng bày bên ngoài địa điểm mà sau này Bảo tàng truyền thông Newseum được xây dựng.

Lửa khói bốc lên từ khu vực Dinh Tổng thống bên bờ sông ở Baghdad sau một cuộc tấn công lớn ngày 21/3/2003.

Tổng thống George W. Bush họp với Hội đồng Chiến tranh tại Phòng Tình huống ở Nhà Trắng ngày 21/3/2003.

Một lính Mỹ thuộc Đặc nhiệm Tarawa chiến đấu với lực lượng Iraq từ một xe bọc thép ngày 23/3/2003 ở thành phố Nasiriyah thuộc miền nam Iraq.

Tiểu đoàn số 3 thuộc Binh chủng lính thủy đánh bộ số 4 của Mỹ tập kích Cầu Diyala ở Baghdad ngày 7/4/2003.

Lính Mỹ hạ tượng Saddam Hussein, một màn kết mang tính biểu tượng của sự sụp đổ chế độ ở Baghdad ngày 9/4/2003.

Người Iraq rời khỏi Baghdad ngày 11/4/2003 khi thành phố này rơi vào hỗn loạn, tràn ngập cướp bóc, hôi của và vô luật lệ.

Phó Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Iraq Mushin Hasan ngồi giữa những đồ vật khảo cổ học bị phá hủy ở Baghdad ngày 13/4/2003. Bảo tàng này bị cướp bóc tan hoang.

  Ăn mặc như lính chiến, Tổng thống Bush gặp gỡ các phi công và các thành viên tổ lái của tàu sân bay USS Abraham Lincoln, những người sẽ trở lại Mỹ vào ngày 1/5/2003 sau khi được triển khai ở Vùng Vịnh.

Ảnh Saddam Hussein được chụp ngày 14/12/2003, một ngày sau khi ông này bị bắt. Lính Mỹ đã bắt được cựu Tổng thống Iraq khi ông này trốn trong một hầm nhện ở quê nhà Tikrit.

Các lao động làm việc tại một khách sạn ở Baghdad ngày 15/1/2004. Iraq bắt đầu tiến trình tái thiết đầy thách thức.

Iraq liên tục hứng chịu các vụ đánh bom xe. Trong ảnh là một cậu bé đứng tại hiện trường một vụ tấn công trước khách sạn Shaheen ở Baghdad ngày 28/1/2004.

Những bức ảnh về cảnh lính Mỹ lạm dụng tù nhân bên trong nhà tù Abu Ghraib được tiết lộ vào cuối tháng 4/2004. Bê bối này đã làm dấy lên làn sóng biểu tình chống chiến tranh mạnh mẽ ở Iraq và khiến dư luận trên toàn thế giới phẫn nộ.

Các thành viên Shi'ite nổi dậy chuẩn bị chiến đấu trong các cuộc đụng độ với quân đội Mỹ ở Najaf ngày 7/8/2004, ngày đọ súng thứ 3 liên tiếp ở thánh địa này.

Trong bối cảnh bạo lực leo thang, các cử tri Iraq, gồm hàng nghìn phụ nữ, vẫn tham gia cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên ở đất nước này trong vòng một nửa thế kỷ ngày 30/1/2005. .

  Các vụ nổ bom không giảm bớt. Trong ảnh là hiện trường vụ đánh bom xe giữa một khu chợ đông đúc ở đông Baghdad ngày 12/5/2005.

  Lãnh đạo bị lật đổ của Iraq, Saddam Hussein, nói tại tòa án ở Vùng Xanh, Baghdad ngày 17/10/2006. Hussein và 6 bị cáo khác cùng bị xét xử về tội giết người hàng loạt trong chiến dịch Anfal nhằm vào phiến quân người Kurd hồi cuối những năm 1980.

Một cô gái tên là Mary McHugh than khóc hôn phu của mình, Trung sĩ James Regan, tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Washington ngày 27/5/2007. Người lính thuộc Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ này tử trận ở Iraq hồi tháng 1 cùng năm.

Tổng thống Barack Obama có bài phát biểu ngày 27/2/2009 trước các lính thủy đánh bộ tại Trại Lejeune ở Bắc Carolina. Trong bài phát biểu, ông nêu ra các kế hoạch rút dần quân Mỹ khỏi Iraq.

Các quân nhân Mỹ cúi đầu trong buổi lễ hạ quốc kỳ tại Baghdad ngày 15/12/2011. Buổi lễ này chính thức đặt dấu chấm hết cho các hoạt động quân sự của Mỹ ở Iraq.

Một binh sĩ Mỹ chuẩn bị rời khỏi Căn cứ Không quân Sather ở Baghdad ngày 15/12/2011. Lực lượng cuối cùng của Mỹ rời Iraq và tiến sang Kuwait ngày 18/12, gần 9 năm sau khi phát động cuộc chiến nhiều tranh cãi nhằm lật đổ Saddam Hussein.

Thanh Hảo (Tổng hợp)