Những loại vũ khí tối tân và các thương vụ chuyển giao vũ khí này đang góp phần không nhỏ thay đổi cục diện của Đông Bắc Á về mặt chiến lược. Đáng kể nhất trong số này là sự góp mặt của các loại vũ khí hàng đầu của Mỹ, Nga, Nhật và Trung Quốc.

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
Máy bay Su-35 thuộc thế hệ 4++

Máy bay Su-35 thuộc thế hệ 4++

Trung Quốc đang có kế hoạch nhập khẩu các máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga. Su-35 có thể đạt tốc độ siêu thanh trong thời gian ngắn, trang bị hệ thống công nghệ kiểm soát lực đẩy kiểu vector, công suất lớn với lực đẩy gia tốc là 14.500kg. Đây là loại tiêm kích đa năng xuất sắc nhất của Nga đang hoạt động trong quân đội.

Nếu Moscow và Bắc Kinh hoàn tất thương vụ này, sự hiện diện của Su-35 có khả năng gây ra những thay đổi về mặt chiến lược, khiến cho cán cân sức mạnh hải quân và không quân ở khu vực Đông Á nghiêng về phía Trung Quốc. Các thế hệ máy bay hiện có tại các quốc gia khác ở Đông Á hầu như còn cách Su-35 nửa thế hệ.

Máy bay T-50 thế hệ thứ 5 của Nga

T-50 của Nga là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga, trọng lượng trên không 18,5 tấn, trang bị động cơ 117, có khả năng bay với tốc độ siêu thanh là 1,2-1,5 mach. Các nhà quân sự Nga còn nói rằng T-50 ở đẳng cấp thế hệ 5+ chứ không đơn thuần là thế hệ thứ 5.

{keywords}
T-50 được coi là niềm hy vọng cho Nga khôi phục vị thế siêu cường

Khả năng tàng hình của T-50 được cho là ưu việt với khả năng bị phát hiện thấp kỷ lục. Tổng diện tích phản xạ rada của T-50 chưa tới 0,5m2 (F-22 của Mỹ là hơn 2m2). T-50 được thiết kế chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ.

T-50 có khả năng khởi động và phóng tên lửa trong khi bay với tốc độ siêu thanh (còn máy bay Mỹ dù thuộc thế hệ thứ 5 vẫn phải giảm tốc độ mới phóng được tên lửa).

Đây được kỳ vọng là loại máy bay thách thức với siêu cơ F-35, F-22 đình đám của Mỹ.

Tên lửa Patriot Nhật - Mỹ

{keywords}
Tên lửa Patriot của Mỹ

Patriot là hệ thống tên lửa đất đối không tối tân có khả năng tiêu diệt máy bay, chiến cơ và tên lửa đạn đạo. Đây là lớp thứ ba trong lá chắn phòng thủ và thường được dùng để ngăn chặn vũ khí đối phương trong khoảng cách gần.

Các yếu tố chính của hệ thống gồm rađa, trung tâm điều khiển và các bệ phóng trên xe tải. Mỗi bệ phóng có bốn tên lửa - hoặc 16 tên lửa trong phiên bản "PAC-3" mới nhất. Patriot có thể được triển khai chỉ trong vòng 1 giờ. Hàn Quốc và Nhật Bản đều có hệ thống Patriot này.

Hệ thống phòng không S-400 của Nga

{keywords}
S-400 là một trong những hệ thống phòng không tối tân nhất thế giới.

S-400 là tổ hợp tên lửa đất đối không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay. S-400 có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 400km và cao 40-50km. Điều khiến nhiều quốc gia muốn có S-400 của Nga chính là vì hệ thống này có thể đánh chặn đa tầm, vừa có thể hạ máy bay ở độ cao 27km, vừa có thể đánh trúng mục tiêu cách mặt đất 10m.

Một số tờ báo về quân sự cho rằng Bắc Kinh đang muốn mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Chi tiết của thương vụ này vẫn chưa được tiết lộ. S-400 là một trong những hệ thống phòng không tối tân nhất trên thế giới, là phiên bản nâng cấp của S-300.

Trước đó, nhiều người còn cho rằng tổ hợp tên lửa S-300 còn vượt trội hơn so với hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.

Máy bay F-22 Raptor của Mỹ

{keywords}
F-22: 'Chim săm mồi' của Mỹ

F-22 là máy bay chiến đấu đa năng của Mỹ, thuộc thế hệ thứ năm nhưng trang bị công nghệ tàng hình thế hệ thứ tư.

Máy bay trang bị động cơ F119-PW-100 có lực đẩy gia tốc lên tới 18.300kg, tốc độ bay 1,5 mach. Đây là tốc độ bay nhanh nhất trong các thế hệ máy bay chiến đấu thứ năm trên thế giới vào lúc này.

F-22 Raptor của Mỹ được xem là chiến đấu cơ thế hệ thứ năm thông minh nhất thế giới, được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.

Hiện nay F-22 đang được Mỹ bố trí ở căn cứ Okinawa của Nhật.

Lê Thu (tổng hợp)

(Còn nữa)