Xác định “có nghề” chính là chìa khóa giúp phụ nữ thoát nghèo, “ENAT - Chị Tôi” đã đến với 30 tỉnh thành, mang đến 1.000 chị em những lớp miễn phí học nghề đơn giản từ nấu ăn, thêu móc, cắt may, làm tóc…
 
Học nghề để thoát khổ

 
Không khó để thấy niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của các chị em khi có cơ hội tham gia lớp học nghề do nhãn hàng ENAT kết hợp với Hội LHPN Việt Nam tổ chức trong hai năm qua.
 
{keywords}
Các chị bỏ mệt mỏi sau lưng để tham gia lớp se chỉ xơ dừa tại Bến Tre

 Trước đây đa số các học viên đều không có công việc làm ổn định. Có những chị chỉ suốt ngày quanh quẩn với con cái, bếp núc, trông chờ vào đồng lương ít ỏi của chồng. Có người thì lại phải bôn ba nắng mưa như phụ hồ, xây dựng, bán hàng rong hay đi giúp việc nhà với số tiền “ba cọc ba đồng”.
 
Với mong muốn hỗ trợ chị em có cuộc sống ổn định, “ENAT - Chị Tôi” đã khai giảng các lớp học nghề đơn giản, để các chị em dù xuất phát từ trình độ nào cũng dễ dàng theo học. Từ nấu ăn, thêu móc, cắt may, làm tóc… cho tới những lớp học thủ công liên quan tới đặc trưng của từng địa phương như se chỉ xơ dừa, đan lát, kỹ thuật móc chỉ…
 
Nhìn hình ảnh các chị vừa cười nói, vừa chia sẻ về bài học, về cuộc sống cho thấy thành công không nhỏ của chương trình trong việc cải thiện cuộc sống cho chị em phụ nữ.

{keywords}
Tỉ mỉ học tỉa củ, trình bày mong có cơ hội phục vụ lễ, tiệc - lớp học tại Nha Trang

 
Đồng hành cùng chị em vùng khó
 

Mục tiêu đến với 30 tỉnh thành và đào tạo nghề cho 1.000 chị em của chương trình trong năm 2013 đã sắp hoàn thành. Gần đây nhất, chương trình đã dừng chân tại Hậu Giang để dạy chị em tại đây chằm nón, bó chổi.
 
Từ 4 thành phố lớn ban đầu, nay chương trình đã mang rất nhiều lớp học đến với chị em từ Bắc tới Nam.
 
Không ngại khó khăn, đường sá xa xôi, “ENAT-Chị Tôi” đi vào tận các vùng sâu, vùng xa để mang “ánh sáng nghề nghiệp” tới cho đồng bào dân tộc thiểu số. Những học viên ở đây nói rằng hầu hết là lần đầu tiên được hướng dẫn học nghề như thế.
 
“Từ ngày có thầy dạy, biết nhiều rồi, không làm sai nữa, kiếm đồng tiền được rồi”, một học viên ở Chư-prông (Gia Lai) phấn khởi nói với mọi người khi vừa rời lớp hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cà phê.

 
{keywords}
Buổi lễ khai giảng lớp học với sự tham gia của những chị em phụ nữ dân tộchuyện Chư-prông (Gia Lai)

Cùng tâm trạng, các chị em ở Bảo Lâm (Lâm Đồng) rất thích thú khi được học may công nghiệp, tập trung đạp từng đường chỉ tỉ mỉ với ước muốn không lâu có thể tới nơi nào đó mở tiệm may kiếm sống.
 
 
{keywords}
Lần đầu được tiếp xúc với máy may công nghiệp, các chị em hết sức chăm chú. Lớp may công nghiệp - Bảo Lộc


Tinh thần nhân ái của chương trình “ENAT - Chị Tôi” đã lan tỏa khắp nơi. Sau khi tham gia lớp học, các học viên còn không ngại chia sẻ với nhiều chị em khác trong địa phương.

Trong thời gian tới, hành trình đầy ý nghĩa này sẽ tiếp tục với nhiều lớp học hơn, đến với các chị em nhiều vùng, miền hơn. Tất cả đều nhằm mục đích cải thiện đời sống cho phụ nữ còn nhiều khó khăn ở nước ta.
 
Không chỉ chăm lo cuộc sống, “ENAT - Chị Tôi” còn quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe, tinh thần, làm đẹp… cho chị em qua việc mở kênh tư vấn online www.vedeptunhien.com.vn và trang mạng xã hội www.facebook.com/EnatChitoi - nơi các chị em có thể tham gia trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Thúy Ngà