Hàng loạt sự kiện quan trọng sẽ diễn ra trong năm 2012, bầu lãnh đạo mới ở một số cường quốc như Mỹ, Trung, Nga, tham vọng hạt nhân của Iran sẽ đi tới điểm nào, tương lai của WikiLeaks...



Thay đổi lãnh đạo: 2012 sẽ là một năm bầu cử. Các cường quốc như Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc theo kế hoạch sẽ tổ chức bầu lãnh đạo mới. Ngày 6/11/2012, người Mỹ sẽ quyết định ai làm Tổng thống mới tiếp theo. Liệu đó sẽ là một chính trị gia Cộng hòa đầy quyết tâm hay vẫn là đương kim Tổng thống Obama.

Tương lai của Syria: Cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al-Assad bắt đầu nổ ra vào năm 2011 song nhiều khả năng sẽ kéo dài sang 2012 bất chấp việc các quan sát viên của Liên đoàn Ả rập tới tận nơi xảy ra những cuộc trấn áp.

Tham vọng hạt nhân của Iran: Cả Mỹ và Israel đều không loại trừ khả năng dùng quân sự để chống lại Iran nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại trong việc giải quyết tranh chấp về tham vọng hạt nhân của Iran.

Khủng hoảng khu vực đồng euro: 10 năm sau khi đưa ra đồng euro, một số nước thành viên của Liên minh châu Âu đang bên bờ phá sản và bản thân đồng euro cũng đang đứng trước nguy cơ "vỡ". 

Tổng thống Chavez và phe cánh tả ở khu vực Latinh: Trong một thông điệp đặc trưng gây tranh cãi, Tổng thống Venzuela Hugo Chavez dự đoán Mỹ có thể tạo ra một cách khiến các lãnh đạo Mỹ Latinh bị ung thư. Ông Chavez cũng đả kích Washington và các đồng minh châu Âu về việc chỉ trích cuộc bầu cử Quốc hội gần đây ở Nga và nói, họ đang lên kế hoạch làm điều tương tự với cuộc bầu cử Tổng thống ở Venezuela vào tháng 10 tới khi ông sẽ tái tranh cử.

Tương lai của WikiLeak: Trong khi người sáng lập WikiLeaks là Julian Assange tiếp tục chiến đấu chống bị dẫn độ sang Thụy Điển thì nhà phân tích tình báo của quân đội Mỹ Bradley Manning - người bị buộc tội chuyển tài liệu mật cho WikiLeaks, sẽ chờ xem liệu có phải ra tòa án binh hay không.

Kỷ nguyên của "lãnh tụ vĩ đại" - Trẻ và chưa qua thử thách, Kim Jong Un nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên. Truyền thông quốc gia gọi Jong Un là "tư lệnh tối cao", và "nhà lãnh đạo của đất nước, quân đội và đảng".

Căng thẳng Mỹ-Pakistan - Quan hệ giữa Mỹ và nước đồng minh Pakistan đã bị đẩy xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trong 2011 Liệu động thái đóng băng 700 triệu USD viện trợ của Mỹ cho Pakistan có phải là dấu hiệu cảnh báo rằng Washington đã mất sự kiên nhẫn với Islamabad và quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục xấu đi.

Guantanamo và các cuộc đàm phán với Taliban: Chính quyền của Tổng thống Obama đang cân nhắc chuyển cho Afghanistan một quan chức Taliban cấp cao, như một trong những nỗ lực nhằm tăng cường triển vọng về một thỏa thuận hòa bình ở Afghanistan. Kế hoạch chuyển giao Mohammed Fazl, một "tù nhân có nguy cơ cao" bị giam ở Guantanamo từ đầu năm 2002, đã làm dấy lên những hồi chuông báo động ở đồi Capitol lẫn trong giới tình báo Mỹ.

Thời tiết khó lường - 2011 chứng kiến những trận động đất tàn phá, sóng thần, bão và lốc, các nhà khoa học cảnh báo thời tiết khó lường sẽ vẫn tiếp tục đặc biệt là khi hiện tượng La Nina lại đang lấy động lực.

  • Hoài Linh (Theo Reuters)