Mỗi năm, 450 sân bay khắp nước Mỹ đón tiếp hơn 700 triệu hành khách lựa chọn di chuyển bằng đường hàng không. Với số lượng khách lớn cùng tần suất lịch bay dày đặc, Cục An ninh Hàng không Mỹ luôn phải nhận trọng trách lớn trong việc đảm bảo tính an toàn của mỗi chuyến bay, đặc biệt trong khâu kiểm soát hàng hóa, vật dụng mang lên máy bay.

Tính riêng trong năm 2018, cơ quan này đã thu giữ được hàng trăm trường hợp vi phạm quy định đồ đạc gửi kèm chuyến bay. Ngoài các vật dụng kì lạ, nhiều đối tượng sử dụng các mánh khóe tinh vi để vận chuyển hàng cấm, buôn lậu.

{keywords}
Một thiết bị có hình dạng giống bom hẹn giờ bị phát hiện khi đi qua máy quét an ninh tại sân bay Chicago (Mỹ). Mặc dù vị khách khẳng định đây chỉ là quả bom giả, song lực lượng an ninh vẫn phải cho đóng cửa sân bay trong 20 phút để đội phá bom mìn đến kiểm tra.

 

{keywords}
 Hai quả lựu đạn rỗng được trang trí làm quà tặng đám cưới cho chú rể bị các nhân viên của Cục An ninh Hàng không phát hiện trong một va li. Lực lượng an ninh cho hay với các đồ vật có hình dáng giống thiết bị phát nổ, họ buộc phải hành động ngay khi nhận thấy mối nguy hiểm dù đó có phải là đồ thật hay không.

 

{keywords}
Các vật dụng có hình dáng sắc nhọn, dễ gây thương tích đều không được phép mang lên máy bay. Tuy nhiên, một hành khách tại sân bay quốc tế Atlanta vẫn bất chấp mang theo bộ găng tay kỳ lạ với 4 móng sắc nhọn trong hành lý xách tay.

 

{keywords}
Vòng súng cối có kích thước lớn bị phát hiện tại sân bay thuộc bang Indiana (Mỹ). Cục An ninh Hàng không đã ra nhiều khuyến cáo cảnh báo du khách đi máy bay mang theo các vật dụng có khả năng phát nổ sẽ phải đối mặt với nhiều án phạt nặng.​​​​​​​

 

{keywords}
Việc cố buôn lậu bò sát quý hiếm qua đường hàng không không phải là chuyện hiếm. Để ngụy trang cho hành động phi pháp, hành khách đã cố nhét con rắn vào bên trong một ổ cứng nhưng vẫn không qua mắt được lực lượng kiểm tra.​​​​​​​

 

{keywords}
 Một trường hợp khác, hành khách lại cố tình nhét chú mèo vào trong hành lý xách tay và dùng quần áo phủ lên. Chú mèo sau đó đã được Hội Nhân Đạo ở bang Pennsylvania (Mỹ) chăm sóc.

 

{keywords}
Dao cầm tay với phần cán có hình dạng thân súng. Những vật dụng có khả năng gây sát thương đều nằm trong danh sách các món đồ không được phép mang lên máy bay, song nhiều vị khách hoàn toàn phớt lờ quy định này.​​​​​​​

 

{keywords}
Một du khách để côn nhị khúc trong hành lý xách tay đã nhanh chóng bị lực lượng an ninh giữ lại. Vật dụng này bị cấm mang lên máy bay ở một số quốc gia nên hành khách cần phải kiểm tra luật của từng nước nếu không muốn gặp rắc rối.​​​​​​​

 

 

{keywords}
Gậy ba-toong giúp việc đi lại của những ai bị đau chân trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dưới máy quét tại sân bay, lực lượng an ninh lại phát hiện ra thanh kiếm dài, sắc nhọn được giấu bên trong thân chiếc gậy.​​​​​​​

 

{keywords}
Thoạt nhìn giống điện thoại thông thường, đây thực chất là súng điện – vật dụng được phép để trong va li kí gửi nhưng bị cấm hoàn toàn nếu để trong hành lí xách tay.​​​​​​​

 

{keywords}
Cục An ninh Hàng không ở sân bay quốc tế Denver thu giữ món đồ chơi có hình dạng mìn nổ. Dù chỉ là món đồ hoàn toàn vô hại, song bất kể vật dụng nào có hình dạng giống thiết bị gây nổ đều bị cấm tiệt trên mọi phương diện.​​​​​​​

 

 

{keywords}
 Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chuyến bay, các vật dụng dù là đồ chơi nhưng có hình dáng, kích thước giống vũ khí đều bị lực lượng an ninh thu giữ lại. Chiếc rìu đồ chơi in hình đầu lâu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.​​​​​​​

 

{keywords}
 Đầu đạn mô phỏng dù không có khả năng gây sát thương cũng nằm trong danh sách đồ cấm mang.​​​​​​​

 

{keywords}
Theo quy định của Mỹ, nếu muốn mang kéo lên chuyến bay, bạn buộc phải lựa chọn loại kéo có chiều dài nhỏ hơn 10 cm tính từ phần nối giữa 2 lưỡi kéo. Lẽ dĩ nhiên là chiếc kéo có kích thước to bằng máy cưa thế này sẽ bị tịch thu ngay lập tức.

(Theo Daily Mail/Dân Việt)