Một số ngôi nhà độc đáo trên thế giới được xây dựng ở những vị trí có địa hình hiểm trở như vách núi, mỏm đá giữa sông, hay trên ngọn cây.
Nằm gần thị trấn Bajina Basta tại Serbia, một ngôi nhà độc đáo được xây vào năm 1968, đứng sừng sững gần 50 năm trên đỉnh của một tảng đá nằm giữa sông Drina. Ảnh: Reuters. Tương tự, một ngôi nhà khác được xây trên một hòn đảo nhỏ có tên Just Room Enough Island nằm giữa dòng sông Saint Lawrence, biên giới giữa Mỹ và Canada. Ảnh: Wikimedia. Con người tìm kiếm những địa điểm xa xôi trong một thời gian dài. Khoảng 300 năm trước, đảo Elliðaey của Iceland đã trở thành nhà ở của 5 gia đình. Các thành viên trong gia đình thường tổ chức đi săn các loài chim biển để mưu sinh. Ảnh: Diego Delso. Một số người lại chọn xây nhà dưới lòng đất. Coober Pedy là thị trấn khai thác đá quý ở Australia, nơi 80% cư dân đã chuyển xuống sống dưới lòng đất để tránh cái nóng như thiêu như đốt. Người dân đã sống ở đó hơn 100 năm. Ảnh: Getty. Tại miền bắc nước Anh, những ngôi nhà trên cây được cho là một hình thức phản đối. Trong hơn 4 năm, những cư dân đã phản đối việc khai thác vật liệu cát kết hạt thô tại di tích lịch sử Nine Ladies ở khu vực Stanton Lees. Ảnh: Reuters. Khi mới 26 tuổi, nhà phát triển phần mềm Joel Allen đã xây phiên bản ngôi nhà trên cây của riêng ông tại khu vực Whistler, Canada. Thiết kế này hiện đại và trang nhã. Ảnh: Joel Allen. Tu viện Paro Taktsang nằm nép mình trên vách đá ở thung lũng Paro của Bhutan. Tu viện này được xây dựng khoảng từ thế kỷ 17. Do địa hình trắc trở, tu sĩ ở đây thường sống nhiều năm ở tu viện và không bao giờ đi xuống thung lũng. Ảnh: Flickr. Một trong các tu viện khác cũng nằm cheo leo trên đỉnh núi là tu viện Meteora, ở Hy Lạp. Tọa lạc trên đỉnh trụ cột đá sa thạch, tu viện Meteora đã được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO. Ảnh: Shutterstock. Solvay Hut có lẽ là ngôi nhà cao nhất thế giới khi tọa lạc ở độ cao gần 4 km trên đỉnh núi Matterhorn ở thị trấn Zermatt, Thụy Sĩ. Ngôi nhà có 10 chiếc giường để những người đi bộ đường dài có thể nghỉ ngơi. Ảnh: Wikimedia. Ở New Zealand, công trình Skysphere của Kỹ sư Jono Williams hoàn thành với những ứng dụng công nghệ cao như thiết bị điều khiển chiếu sáng hay thiết bị điều khiển bằng giọng nói. Ảnh: Courtesy of Jono Williams. Tại Trung Quốc, thuật ngữ “nhà đinh” xuất hiện khi nhà đầu tư giải phóng mặt bằng và chủ nhân của một ngôi nhà từ chối rời đi. Ảnh: Reuters. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, “Lone House” (tạm dịch: Ngôi nhà Đơn độc) thuộc về một gia đình đã cố gắng bám trụ để nơi ở không bị hủy hoại. Tuy nhiên, gia đình đó cuối cùng cũng phải rời đi. Ảnh: Reuters. |
Theo Kiến thức