- Có nên trừng phạt con trẻ hay không? Trừng phạt như thế nào?...là những câu hỏi không chỉ cha mẹ Việt Nam đau đầu. Trong phần cuối của bài viết, tác giả chỉ ra những nhầm tưởng về thưởng, phạt con trẻ “kiểu Tây” mà cha mẹ Việt hấp thụ.
Thưởng, phạt
Ở Mỹ và Canada hiện nay vẫn còn nhiều trường trẻ em tử vong hoặc bị trấn thương nặng do cha, mẹ, và thậm chí cả ông bà, đánh đập.Vấn đề trừng phạt bằng sự đánh đập đã được nhiều nhà tâm lý trên thế giới nghiên cứu và đàm luận, và họ đã đưa ra kết luận rằng dùng việc đánh đập để trừng phạt con trẻ sẽ mang nhiều hậu quả tiêu cực cho đứa trẻ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần lớn những trận đòn đau giáng xuống đứa trẻ khi người đánh đang ở trong tình trạng bực bội, mệt mỏi vì những chuyện khác chứ không phải vì việc đứa trẻ làm. Khi những đứa trẻ lâm vào tình trạng này sẽ trở nên hoang mang, và cho rằng bạo lực là giải pháp cho sự bực tức.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nhiều chuyên gia tâm lý khác cho rằng đánh đòn trẻ em khi chúng dưới 5 tuổi sẽ gây ra it´ hậu quả hơn là khi chúng từ 5 tuổi trở nên. Họ gợi ý rằng tay hoặc vào mông trẻ là nơi có thể trừng phạt một cách “an toàn”. Tuy nhiên, việc này cũng đã bị nhiều nhà tâm lý trẻ em phản đối, vì bộ não con người có thể ghi lại dấu ấn từ khi trẻ còn rất nhỏ.
Khi đánh vào người đứa trẻ, ta tự nhiên dạy chúng là đánh vào cơ thể một con người là cách giải quyết xung đột, và sẽ gây ra hậu qủa khó lường.
Vậy có nên trừng phạt con trẻ hay không? Và trừng phạt như thế nào?
Có nhiều người trừng phạt con trẻ bằng cách bắt đứng ra một góc nhà và không được trò chuyện với ai trong một thời gian, cho đến khi đứa trẻ biết ăn năn thì cho tha.
Cách này làm cho đứa trẻ cô độc và học cách kìm nén cảm xúc. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng cách trừng phạt này chỉ phù hợp với một số đứa trẻ, và cũng để lại nhiều tổn thương sâu sắc về tâm lý.
Một chia sẻ tai hại
Gầy đây tôi đọc được bài “Tây daỵ con như thế nào?”do một người phụ nữ Việt qua thăm con trai và con dâu Tây ở Mỹ chia sẻ.
Cũng như những bài viết khác của những người ít có kinh nghiệm về văn hoá phương Tây, chị chia sẻ những việc dạy con cuả cô con dâu người Mỹ như là những điều tuyệt dịêu.
Đối với những người đã được trải nghiệm các văn hoá khác nhau thì bài viết này không có gì ngạc nhiên; tuy nhiên, có hai điểm trong bài viết này làm cho thôi thấy hoảng sợ.
Là người đã sống ở Bắc Mỹ đã lâu, và đã từng làm nghiên cứu về giáo dục và tâm lý trẻ em, tôi cảm thấy lo sợ cho đứa cháu nội của chị, và tôi lo cho những bà mẹ trẻ Việt Nam chưa có kinh nghiệm khi đọc bài này.
Điều đầu tiên làm tôi hoảng sợ đó là khi con dâu chị la rầy đưá con ba tuổi khi nó không chịu ăn; khi đứa bé giận dỗi gạt đổ đĩa thức ăn xuống đất thì mẹ nó đã phạt nó không được ăn từ trưa ngày hôm đó cho đến sáng ngày hôm sau.
Tôi không muốn bàn đến những chi tiết mà tác giả kể khi buổi tối đứa bé đòi ăn mà không được cho ăn trong khi mọi người trong nhà ngồi ăn những món ăn yêu thích của đứa trẻ “như hổi đói”.
Về cơ bản, tôi hiểu mục đích của sự sửa phạt này, và tôi đồng ý là viếc hẩy đổ hồ ăn xuống đất là đáng bị phạt, vì nó đã tỏ ra không tôn trọng người cho nó ăn cũng như làm tốn thức ăn. Tuy nhiên, đây là một hình phạt thái quá đối với một đứa trẻ mới lên ba.
Người mẹ đó có thể gặp phiền hà nếu cơ quan bảo trợ trẻ em ở địa phương được biết, vì đó là một hành vi ngược đãi trẻ em.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Khi đứa trẻ trong tình trạng như vậy, người mẹ nên giải thích rằng hành vi đó là sai, là không chấp nhận được, và rằng nếu con không muốn ăn thì bỏ đó chứ không được lãng phí thức ăn.
Nên tập trung vào hành vi, chứ không vào con người, vì con vẫn được mẹ yêu, nhưng mẹ không chấp nhận hành vi của con. Giải thích xong cũng không nên tìm đồ ăn khác cho con ngay tức thì, vì sẽ làm cho đứa trẻ nghĩ rằng việc nổi giận như vậy là được chấp nhận. Để cho đứa trẻ nhịn đói một bữa không ảnh hưởng đến sức khoẻ của nó, xong bắt nó nhịn hai bữa liền là một sự hành hình.
Trẻ con hình thành tính cách qua quan sát hành vi của người lớn; trong trường hợp này, người mẹ đã cho đứa trẻ thấy sự không khoan dung và không có lòng trắc ẩn của mình.
Điều thứ hai làm thôi hoảng sợ trong câu chuyện này là thái độ “ăn miếng trả miếng” của đứa trẻ và thái độ thờ ơ với bạo lực của ngừơi mẹ. Điều đáng sợ hơn nữa là tác giả coi những hành vi này như là điều kỳ diệu chỉ xảy ra ở những nơi văn minh.
Trước khi bàn xa hơn về vấn đề này, tôi muốn đề cập rằng nước Mỹ là nước có nhiều bạo lực học đường nhất trong các quốc gia phát triển trên thế giới, và mầm mống bạo lực được xây dựng từ những sân chơi của trẻ nhỏ.
Trong câu chuyện này, thằng bé Peter đánh đứa trẻ khác vào đầu rất mạnh, và sau khi mẹ cháu hỏi han sự việc, thay vì không bắt Peter xin lỗi đứa trẻ kia và giải thích về hành vi bạo lực của nó là không chấp nhận được, thì cô ta cầm luôn cái vũ khí đó đánh lên đầu con để trừng phạt.
Mẹ đứa trẻ cho rằng làm như vậy Peter sẽ không lặp lại nữa, nhưng bằng chứng cho thấy thói bạo lực đã bị nhiễm vào đứa trẻ này, vì nó đã học từ chính người mẹ của nó.
Tôi tin chắc đó không phải là lần đầu tiên, và cũng không phải là lần cuối cùng Peter đánh bạn. Thật như vậy, vì sau đó Peter lại đánh một đứa trẻ khác khi nó đi xe đạp của Peter mà không xin phép. Bé Peter đã học các giải quyết xung đột bằng bạo lực từ người mẹ, vì mẹ Peter đã không dạy Peter biết tha thứ, và biết xin sự tha thứ của người khác khi mình phạm lỗi.
Hai sự kiện này cho thấy, hậu quả của việc trừng phạt bằng bạo lực đã hiển thị ngay khi đứa trẻ còn rất nhỏ. Đứa trẻ mới lên ba thì không thể tự giải quyết mâu thuẫn được, mà người lớn phải chỉ cho chúng biết qua hành động của mình. Khi người thân nhất với đứa trẻ lại dùng bạo lực thay vì sự dạy dỗ tận tình, thì đứa trẻ sẽ trở nên hoang mang, nghi ngờ, và không tin người. Bằng chứng là Peter đã giữ khư khư đồ chơi của mình mà không muốn chia sẻ với người khác.
Theo bản năng làm mẹ để dạy con
Dù ở nước phát triển hay không phát triển, sửa phạt bằng bạo lực đều để lại hậu quả tương tự và lâu dài cho một con người và sau đó là cho toàn xã hội.
Thay vì tập trung vào những hành vi xấu, những người làm cha mẹ nên tập trung vào việc khích lệ những việc làm tốt của đứa trẻ từ lúc mới ra đời, vì không có gì là quá sớm.
Khen ngợi và thưởng cho những việc làm tốt sẽ làm cho đứa trẻ tập trung vào việc tốt. Sửa phạt những hành vi xấu là điều cần thiết, nhưng trước khi phạt, ta nên cân nhắc đến hậu quả của việc sửa phạt đó.
Không có cách dạy con của người nào hoàn hảo cả, nhưng mỗi người đều có sự lựa chọn.
Khi không chắc chắn thì haỹ theo bản năng làm mẹ để dạy con, vì không có tình yêu nào cao hơn tình cảm mẹ dành cho con. Tình yêu là sự nhân từ, sự kiên trì, sự tha thứ, sự cảm thông, chứ không có thứ tình yêu nào là vũ lực và ngược đãi cả.
- Hien Nguyen (chuyên gia nghiên cứu về giáo dục tại British Columbia, Canada)