Mình là Nguyệt, hiện tại đang học ở Đài Loan theo chương trình 322. Mấy hôm nay, mình cũng theo dõi mục Giáo dục và viết về tình hình và những suy nghĩ của Tiến sĩ 322, thấy tình hình căng quá. Đang lại gần mùa Giáng sinh, mình muốn gửi một bài cho ấm áp hơn với những tiến sĩ 322 đang học tập ở những nước trên thế giới.
‘Thưởng thức những điều nho nhỏ trong cuộc sống, một ngày nào đó bạn nhìn lại và nhận ra rằng đó là những điều vĩ đại’. - Robert Brault.
Khi tôi còn là một sinh viên đại học làm tình nguyện viên giúp đỡ những trẻ em nghèo học chữ, một lần tình cờ nói chuyện với một phụ nữ nước ngoài.
Chị ấy cũng làm tình nguyện viên giúp những trẻ em đường phố học tiếng Anh (thông thường người Việt Nam chúng ta hay gọi là ‘trẻ bụi đời’ – những đứa trẻ sống và làm việc trên đường phố), qua cuộc trò chuyện tôi được biết chị ấy đã ở Việt Nam được ba năm, mướn một phòng trọ nhỏ ở Quận 1 (TP.HCM) và hàng tuần chị dành ba buổi tối đi dạy học tình nguyện cho trẻ em nghèo ở Hội Bảo Trợ Trẻ Em TP. HCM và không lấy tiền, hay thỉnh thoảng chị cùng lang thang với nhân viên xã hội trên đường phố để tiếp cận với những đứa trẻ bán vé số, lượm rác để tìm hiểu về cuộc sống khó khăn của các em trên đường phố để mong một ngày nào đó giúp đỡ các em có một cuộc sống tốt đẹp hơn...
Tôi thường thấy chị đi một mình đi làm công việc tình nguyện như thế, một phụ nữ độ chừng 45 tuổi, nói tiếng Việt úp ớ, đạp xe đạp đi đi về về và luôn nở nụ cười trên môi, một lần ngồi quan sát những đứa trẻ bán vé số từ xa mà chúng tôi định sẽ tiếp cận, tôi nhỏ nhẹ hỏi chị (vì ngại Văn hóa phương Tây ít đề cập đến cuộc sống cá nhân, cũng như tuổi tác, lương bổng…) là chị có thấy cô đơn khi ở một mình nơi đất khách không?
Vì khác văn hóa, khác ngôn ngữ, khác thức ăn và nhiều thứ xung quanh cuộc sống sẽ gây cho chị không ít khó khăn, chị vẫn nhìn những đứa trẻ và nói với tôi ‘Chị ở một mình, nhưng chị không cô đơn, bởi vì chị có những người bạn Việt Nam, cũng như những lần điện thoại về gia đình, hay công việc tình nguyện mà chị đang làm, chị cảm thấy mình đang rất vui vẻ và hạnh phúc…’.
Những lời nói đơn giản mà sâu sắc đã đi vào trí nhớ, cảm xúc và đến ngày hôm nay, tôi - khi nhìn lại mình cũng đang là một cô sinh viên du học sinh xa nhà, tôi nhận ra cuộc sống hiện tại của mình là hình ảnh người phụ nữ nước ngoài ngày nào mà tôi được nói chuyện và tiếp xúc.
Tôi đang học tập ở một nơi mà khác văn hóa giao tiếp, gia vị thức ăn cũng khác, nhiều khi nhớ nhà thấy buồn tủi, và ngồi khóc một mình, điện thoại không dám gọi vì gọi quốc tế đường dài sẽ tốn nhiều tiền, tiết kiệm từng đồng để chi phí cho sinh hoạt, học tập và sâu thẳm đâu đó trong con người yếu đuối trổi dạy và muốn về Việt Nam, nhưng thỉnh thoảng những lần điện thoại động viên của các thầy cô ở trường đã làm cho tôi cảm thấy mình ‘không cô đơn’, ‘dù chỉ một mình’, phải cố gắng học tập và nghiên cứu để ngày về nước được giảng dạy cho sinh viên những điều mới mẻ và được cống hiến sức trẻ cho đất nước.
Giờ, tôi hiểu hơn từ ‘một mình’ nhưng ‘không cô đơn’.
Tết này, tôi lại không có cơ hội về Việt Nam thăm gia đình, Đài Loan (đất nước tôi đang theo chương trình tiến sĩ - học bổng 322 trong 4 năm) đang vào tháng 12 – không khí Giáng sinh nhộn nhịp, gió lạnh mùa Đông tràn về làm cho con tim xa xứ thêm thổn thức và ‘cơ đơn’ (lại cô đơn).
Nhưng, không! Thêm ‘một mình’, tôi sẽ lên kế hoạch cho tối nay sẽ gửi email về mừng Giáng sinh những bạn bè thân, sẽ gọi điện thoại bất ngờ cho ai đó, tôi sẽ tận hưởng niềm vui mang tên ‘một mình’ trong những năm học tập xa xứ.
Cảm ơn câu thuật ngữ mà tôi vô tình đọc được:
‘Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh.
Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong lòng người khác’.
Tiến sĩ 322, góc nhìn pháp lý...
Tiến sĩ 322: Chuyện nên về hay nên ở?
Tiến sĩ 322, chỉ người trong cuộc mới hiểu...
Tiến sĩ 322 bị sốc ngày trở về
Tiến sĩ 322: Chuyện nên về hay nên ở?
Tiến sĩ 322, chỉ người trong cuộc mới hiểu...
Tiến sĩ 322 bị sốc ngày trở về
‘Thưởng thức những điều nho nhỏ trong cuộc sống, một ngày nào đó bạn nhìn lại và nhận ra rằng đó là những điều vĩ đại’. - Robert Brault.
Khi tôi còn là một sinh viên đại học làm tình nguyện viên giúp đỡ những trẻ em nghèo học chữ, một lần tình cờ nói chuyện với một phụ nữ nước ngoài.
Chị ấy cũng làm tình nguyện viên giúp những trẻ em đường phố học tiếng Anh (thông thường người Việt Nam chúng ta hay gọi là ‘trẻ bụi đời’ – những đứa trẻ sống và làm việc trên đường phố), qua cuộc trò chuyện tôi được biết chị ấy đã ở Việt Nam được ba năm, mướn một phòng trọ nhỏ ở Quận 1 (TP.HCM) và hàng tuần chị dành ba buổi tối đi dạy học tình nguyện cho trẻ em nghèo ở Hội Bảo Trợ Trẻ Em TP. HCM và không lấy tiền, hay thỉnh thoảng chị cùng lang thang với nhân viên xã hội trên đường phố để tiếp cận với những đứa trẻ bán vé số, lượm rác để tìm hiểu về cuộc sống khó khăn của các em trên đường phố để mong một ngày nào đó giúp đỡ các em có một cuộc sống tốt đẹp hơn...
Tôi thường thấy chị đi một mình đi làm công việc tình nguyện như thế, một phụ nữ độ chừng 45 tuổi, nói tiếng Việt úp ớ, đạp xe đạp đi đi về về và luôn nở nụ cười trên môi, một lần ngồi quan sát những đứa trẻ bán vé số từ xa mà chúng tôi định sẽ tiếp cận, tôi nhỏ nhẹ hỏi chị (vì ngại Văn hóa phương Tây ít đề cập đến cuộc sống cá nhân, cũng như tuổi tác, lương bổng…) là chị có thấy cô đơn khi ở một mình nơi đất khách không?
Vì khác văn hóa, khác ngôn ngữ, khác thức ăn và nhiều thứ xung quanh cuộc sống sẽ gây cho chị không ít khó khăn, chị vẫn nhìn những đứa trẻ và nói với tôi ‘Chị ở một mình, nhưng chị không cô đơn, bởi vì chị có những người bạn Việt Nam, cũng như những lần điện thoại về gia đình, hay công việc tình nguyện mà chị đang làm, chị cảm thấy mình đang rất vui vẻ và hạnh phúc…’.
Những lời nói đơn giản mà sâu sắc đã đi vào trí nhớ, cảm xúc và đến ngày hôm nay, tôi - khi nhìn lại mình cũng đang là một cô sinh viên du học sinh xa nhà, tôi nhận ra cuộc sống hiện tại của mình là hình ảnh người phụ nữ nước ngoài ngày nào mà tôi được nói chuyện và tiếp xúc.
Tôi đang học tập ở một nơi mà khác văn hóa giao tiếp, gia vị thức ăn cũng khác, nhiều khi nhớ nhà thấy buồn tủi, và ngồi khóc một mình, điện thoại không dám gọi vì gọi quốc tế đường dài sẽ tốn nhiều tiền, tiết kiệm từng đồng để chi phí cho sinh hoạt, học tập và sâu thẳm đâu đó trong con người yếu đuối trổi dạy và muốn về Việt Nam, nhưng thỉnh thoảng những lần điện thoại động viên của các thầy cô ở trường đã làm cho tôi cảm thấy mình ‘không cô đơn’, ‘dù chỉ một mình’, phải cố gắng học tập và nghiên cứu để ngày về nước được giảng dạy cho sinh viên những điều mới mẻ và được cống hiến sức trẻ cho đất nước.
Giờ, tôi hiểu hơn từ ‘một mình’ nhưng ‘không cô đơn’.
Tết này, tôi lại không có cơ hội về Việt Nam thăm gia đình, Đài Loan (đất nước tôi đang theo chương trình tiến sĩ - học bổng 322 trong 4 năm) đang vào tháng 12 – không khí Giáng sinh nhộn nhịp, gió lạnh mùa Đông tràn về làm cho con tim xa xứ thêm thổn thức và ‘cơ đơn’ (lại cô đơn).
Nhưng, không! Thêm ‘một mình’, tôi sẽ lên kế hoạch cho tối nay sẽ gửi email về mừng Giáng sinh những bạn bè thân, sẽ gọi điện thoại bất ngờ cho ai đó, tôi sẽ tận hưởng niềm vui mang tên ‘một mình’ trong những năm học tập xa xứ.
Cảm ơn câu thuật ngữ mà tôi vô tình đọc được:
‘Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh.
Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong lòng người khác’.
- Phan Thị Thu Nguyệt (Giảng viên: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG TP..HCM)
- Nghiên cứu sinh: Học viện Thống kê & Đo lường Giáo dục. Đại học Quốc Gia Sư Phạm Đài Trung. Đài Loan