Để thực hiện chương trình "I Wouldn't Go In There" cho Đài National Georgraphic, nhà khám phá đô thị Robert Joe đã đến từng nước để thăm những nơi được cho là đáng sợ nhất châu Á.

TIN BÀI KHÁC:


"Người ta có thể nghĩ đó là một chương trình ma ám nhưng thực chất lại là một chương trình mang tính lịch sử. Châu Á đã bị chìm trong hỗn loạn 100 năm qua và chỉ vừa thoát ra được mới đây", Joe bình luận.

"Chúng tôi khám phá những nơi bị ám ảnh 'tà ma" nhưng thực chất lại thẫm đẫm lịch sử. Rất nhiều điều tồi tệ đã xảy ra", ông cho biết thêm.

Các trại giam ở Đài Loan dành cho các tù nhân chính trị; các hang động mà trong đó lính Nhật tự sát hàng loạt sau Thế chiến II, một ngôi nhà bị ma ám ở Hàn Quốc nằm trên một quả đồi mà những người lính được cho là đã bị vùi xác.

Công việc của Joe khởi đầu bằng những lời đồn đại và tìm ra câu chuyện lịch sử tàn khốc và khủng khiếp hơn bất kỳ câu chuyện ma nào.

Trường Tat Tak, Hong Kong

{keywords}

Được cho là một trong những nơi bị ám ảnh nhất ở Hongkong, trường Tat Tak hiện bị bỏ hoang là chủ đề của nhiều câu chuyện đáng sợ, nào là tự tử, rồi có hồn ma của một người phụ nữ mặc bộ đồ đỏ. Một số tài xế taxi từ chối lái xe vào con đường dẫn tới ngôi trường mà xung quanh toàn mộ.

Lawang Sewu, Indonesia

{keywords}

Lịch sử ma ám của tòa nhà cổ này gắn liền với lịch sử của chủ nghĩa thực sân tại Indonesia. Vào cuối thế chiến II, quân Nhật có một trận chiến với lính Indonesia ngay trước tòa nhà và ngày nay có những câu chuyện về cảnh người bị tra tấn ở tầng hầm.

Hang Chibichiri, Okinawa

{keywords}

Vào cuối Thế chiến II, binh sĩ Nhật được lệnh phải tự sát để khỏi phải đầu hàng quân Mỹ nên họ đã theo nhau chết trong nhiều hang khác nhau trên khắp Okinawa.

Nhiều dân thường bị giết và tự giết mình. Những hộp sọ giờ vẫn còn có thể thấy trong hang như một lời nhắc nhở về sự kiện năm nào.

Bệnh viện Clark, Philippines

{keywords}

Bệnh viện này từng là của quân đội Mỹ và tin đồn có nhiều hồn ma binh sĩ chết ở đây. Vào năm 1991, khi Núi Pinatubo phun trào thì Không lực Mỹ đã sơ tán Căn cứ không quân Clark, nơi có bệnh viện này.

Tòa nhà Bagua, Đài Loan

{keywords}

Ở ngoài khơi bờ biển phía nam Đài Loan, Green Island là điểm thu hút rất nhiều du khách. Trên hòn đảo này có một khu trại giam dành cho các tù nhân chính trị. Nhà tù hiện vẫn còn, và có tin đồn đảo bị ám bởi những người bị giết trong thời kỳ Khủng bố Trắng 1949-1987.

Yeongdeok, Hàn Quốc

{keywords}

Một số lời đồn đại bao trùm ngôi nhà ma ám nổi tiếng này ở tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc. Hàng ngày, từng tốp sinh viên kéo nhau đến để tham quan tòa nhà bỏ hoang. Ngoài câu chuyện về một cô gái trẻ tự vẫn sau khi bị bạn trai phụ bạc, có chuyện kể rằng những người lính Hàn Quốc chết trong một cuộc đổ bộ bờ biển bất thành trong Thế chiến II có thể đã được chôn trên đồi, nơi tòa nhà tọa lạc.

Đồi Ma, Penang, Malaysia

{keywords}

Đây là một trong những nơi cuốn hút nhất đối với tôi", Robert Joe kể. Một bảo tàng chiến tranh nằm dưới chân một quả đồi, nơi có một pháo đài mà quân Anh từng sử dụng.

Các boongke và nơi đặt vũ khí vẫn còn đó cùng những hình nộm khổng lồ mà các công nhân xây dựng tại đây vẫn nhìn thấy. Nơi này được kể là bị ám bởi một sĩ quan Nhật, người khủng bố dân chúng địa phương và tổ chức các buổi hành hình giữa nơi đông người thời Thế chiến II.

Đền Phra Si Sanphet, Ayutthaya, Thái Lan

{keywords}

Khoảng 50 năm trước, một toán cướp đã trộm vàng từ ngôi đền cổ này và sau đó chúng bị lời nguyền. Câu chuyện về những cái chết khủng khiếp của bọn trộm vẫn là một phần trong truyền thuyết của người dân địa phương.

Nhà tù Côn Đảo, Việt Nam

{keywords}

Hệ thống nhà tù Côn Đảo được người Pháp xây dựng để giam giữ những người mà họ xếp vào diện biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp, gồm các tù nhân chính trị, tử tù. Nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này là "Chuồng Cọp".

Tháp Lặng Câm, Ấn Độ

{keywords}

Tháp Lặng Câm, được biết đến là Dakma, là một công trình do các tín đồ Hỏa giáo vứt xác người chết cho chim ăn. 

Thanh Hảo
(Theo CNN)